“Seoul - Soul of Asia”, đó là câu khẩu hiệu mình hay được nhìn thấy trên những bảng quảng cáo trong các ga metro ở đây.
Sáng
chủ nhật 17.8, mình lên Helsinki từ sớm để ghé thăm vợ chồng Anshy.
Anshy là cô bạn Ấn Độ thân thiết của mình ở lab. Cô đã chuyển lên
Helsinki sống cùng chồng hồi tháng 4. Hans, chồng Anshy đón mình ở trạm
bus và dẫn lên nhà. Hans làm việc cho Nokia ở đây, anh vui vẻ. Anshy vừa
sinh bé gái Sara hôm 4.8.2008, nhìn bạn mập ra nhiều. Bé Sara nhìn
giống cả Hans và Anshy, lúc thì thấy giống Anshy nhiều, lúc lại thấy
giống Hans hơn. Bé nhỏ xíu, làm mình run run và phải hết sức tập trung
khi bế bé trong vòng tay. Anshy thấy mình luống cuống cũng buồn cười và
bảo cứ thoải mái, sẽ bế được thôi mà. Anshy kể bạn sanh thường, không mổ
nhưng bác sĩ vẫn phải rạch chút gì đó nên vẫn còn đau chút đỉnh, đi lại
cũng còn khó khăn. Nhìn bạn mà ngưỡng mộ những người mẹ, mẹ của mình và
các bạn mình đã làm mẹ. Thật là vĩ đại khi vượt qua bao nhiêu khó nhọc
để sanh ra được một đứa trẻ và nuôi nấng nên người!
Cha mẹ của Anshy cũng vừa từ Ấn Độ sang trước hôm cô sinh. Cha mẹ cô dáng người mập mạp phúc hậu và hiền lành, chất phác. Mẹ Anshy nấu món ăn Ấn Độ cho mình ăn. Món gì đó có hìn như bánh trôi nhưng làm từ bột gạo, trong là nhân đường thốt nốt, uống trà sữa ngọt. Buổi trưa ăn cơm với dal (nước sốt sệt sệt làm từ đậu và khoai?, rất đặc trưng của Ấn Độ, cô Reena người Nepal cũng luôn làm dal mỗi bữa ăn), đậu hòa lan, củ dền đỏ kho.
Nhìn ông ngoại bế bé rất gọn gàng và đầy yêu thương, tự nhiên thấy cảm động. Mẹ Anshy đúng là người phụ nữ Á Đông truyền thống, bà lặng lẽ nấu ăn, lo lắng cho chồng con, chu đáo cho khách. Anshy cũng hiền lành y như bố mẹ cô. Lúc tạm biệt, mẹ Anshy ôm mình vào lòng ấm áp. Hai bạn tiễn mình lên xe bus ra sân bay. Anh Hans bảo chừng nào có dịp lên Helsinki thì ghé chơi.
Hội ngộ bạn bè.
Cám ơn các bạn của mình nhiều nhé, vì tất cả! Chúc các bạn nhiều hạnh phúc và niềm vui nhé!
- Gặp lại Trung Thành, lớp trưởng MO97 học kỳ đầu tiên (sau đó bạn chuyển sang khoa cơ khí) sau hơn 6 năm, từ ngày ra trường. Bạn vẫn trẻ như vậy, nhưng giờ lém lỉnh quá trời và còn hay xạo xạo nữa chứ. Nhớ hồi xưa Thành ít nói mà ta.
- Bất ngờ nhất là gặp lại Hữu Phương sau hơn...có lẽ dễ đến 15 năm trời. Thực sự mình không nhận ra em. Em thì bảo thấy mình quen quen, lại tên Thùy Dương, lúc trước học Thực Nghiệm. Vẫn chưa nhớ ra. Cuối cùng em nhắc đội ngoại ngữ ngày xưa sinh hoạt ở nhà thiếu nhi quận 5 và các "tên tuổi" quen thuộc: Quỳnh Giao, Hòa Lạc, Lương Duy...nguyên một dàn các bạn lớp cấp 2 Mai Uyên, Hải Yến, Xuân Phong, Thu Nga... cùng tham gia sinh hoạt đội hồi đó, rồi chị Xoan, chị Thuận An, anh Kiến Quốc, anh Hà... Rồi lần đi cắm trại ở Thủ Đức bằng xe đạp, trời ơi, bao nhiêu là kỷ niệm thời con nít, những trò chơi tập thể, đi tìm kho báu, giải mật mã, đóng kịch cô bé Lọ Lem, vô tư, giang hồ và vui vô cùng! Hữu Phương giờ làm trong lab Thành, vừa cưới vợ đầu năm nay và đưa vợ sang Hàn. Tuyết làm bác sĩ, đang học thêm tiếng Hàn. Hai vợ chồng giống giống nhau, đều dịu dàng, tốt bụng.
Lab Thành còn có anh Phương nữa. Buồn cười, hôm cuối cùng hai anh em tranh cãi sôi nổi như thật làm Thành sợ sắp có chiến tranh đến nơi, haha, còn em H. Phương thì bảo rằng im lặng cũng là tích đức rồi đó.
- Gặp lại Ngọc Uyên, bạn thân của Khánh Chi, Chi lại là bạn thân của mình. Hai đứa gặp nhau vui, nói quá trời nói, đủ thứ chuyện, chuyện xưa chuyện nay. Hôm đó sang nhà vợ chồng Uyên ngồi tới khuya. Nói mới biết bạn bè quen vòng vòng hết trơn, Uyên biết Như Ý, Út Thùy của mình nữa, vì cùng học chung khoa Hóa ở BK hồi xưa. Hai vợ chồng Tuấn & Uyên cùng tuổi, Chi và Minh cũng vậy, vui thiệt. Lần đầu tiên được biết mặt Tuấn, bạn cũng hiền lành và vui vẻ giống Uyên, hai vợ chồng thiệt là xứng đôi ha!
- Gặp lại Jiin sau hơn 3 tháng, từ ngày cô rời Mikkeli. Jiin thân ái và tình cảm. Jiin đạo Tin Lành, cô nói rằng cô tin chúng mình sẽ gặp lại nhau ở Thiên Đường, nên dù xa cách, cô vẫn thấy bình an khi nghĩ đến Trúc Linh và mình. Chỉ mới gặp nhau vài lần ở Mikkeli mà hai đứa rất quý nhau, có lẽ do em Linh kể. Jiin dẫn mình đi dạo quanh trường đại học Kyung Hee của cô. Trường có phong cách kiến trúc cổ điển phương Tây, các bức tượng thiên thần trong thư viện, các tòa nhà nhìn cứ như những lâu đài, nhà thờ cổ kính, hàng cột kiểu Hy La vậy.
Jiin nói tiếc là mình không có nhiều thời gian để về quê của cô chơi. Quê cô là miền núi cách Seoul hơn 3 tiếng đi bus, mỗi tháng cô về nhà hai lần. Cô kể quê cô không khí trong lành, có núi rừng phong cảnh đẹp. Cô lên Seoul trọ học, năm này đã là năm cuối.
- Gặp một em dáng vẻ thư sinh người Đà Lạt hôm đi cùng Thành lên cục xuất nhập cảnh để bạn gia hạn visa, em tên là Nguyễn Trọng Hiếu, em học giao thông vận tải ở TPHCM, giờ đang làm MBA bên này. Hôm đó ngồi đợi nên nói chuyện với em cũng lâu. Nghe em kể về sự xuống cấp của Đà Lạt mà thấy xót xa quá! Hơn mười mấy năm rồi mình chưa trở lại nơi đó, thành phố của sương mù, của hoa và tình yêu. Ôi Đà Lạt!
Hội thảo EREM
Phải công nhận công tác tổ chức của họ rất tốt, chu đáo, mọi bộ phận phối hợp nhịp nhàng. Có thể thấy được tinh thần tập thể và trách nhiệm của các bạn rất cao. Đội ngũ tổ chức trẻ trung năng động, thân thiện, vui vẻ, là các nghiên cứu sinh của viện KAIST. Thật thú vị khi qua hội thảo mình được diện kiến tận mắt và học hỏi từ những tác giả mà mình đã từng đọc các bài báo của họ, như Akram, Lisbeth, Yang, Chung và Reinout... , những chuyên gia đầu ngành về EREM.
Mấy ngày hội thảo mình được ăn rất ngon. Họ lưu ý riêng về thức ăn chay cho mình vào buổi trưa nữa. Buổi trưa đầu tiên ăn món Bibimbap gồm cơm với rau như rucola, salad trộn dầu mè, rong biển, nấm, củ cải muối, giá, cọng súng, kim chi và tương ớt, tất cả trong một cái tô bằng inox to như cái thau (mặc dù cái tô mình hay ăn ở nhà cũng to lắm rồi nhưng vẫn phải gọi anh tô này bằng cụ á)! Hic hic. Mình để ý thấy dĩa ăn của họ bên này rất to, họ cũng hay dùng đũa bằng inox. Bữa cơm của họ thường có một bát cơm với nhiều chén nhỏ thức ăn, dưa cải muối, kim chi... để vào những cái chén nhỏ trên cùng một mâm hình chữ nhật. Canh không có nhiều rau mà chủ yếu là nước màu nâu mặn mặn như nước chao, rau giống rau mồng tơi. Hai buổi tối welcoming party và banquet trên cruise dọc sông Hàn là hai buổi buffet hoành tráng, ai mà thích hải sản và các món nướng thì thôi rồi, chuột sa hũ nếp luôn! Mình thích nhất là các món nấm và các loại rong biển họ sấy khô ép mỏng như bánh tráng. Nấm ở đây nhiều loại phong phú mà loại nào cũng ngon ơi là ngon, huhu! Jiin bảo vì Hàn Quốc nhiều miền núi đồi nên nấm mọc nhiều.
Tàu điện ngầm
Tại phòng information ở mỗi ga họ có phát bản đồ, trong đó có giới thiệu một số điểm đến thú vị cùng với số của ga metro gần đó. Sau khi được Thành chỉ cho vài chiêu về cách xác định hướng đi, những line chính..., với tấm bản đồ hệ thống metro của Seoul, mình đã có thể tự đi đến bất cứ nơi nào mình muốn mà không cần phiền ai hướng dẫn (mình cũng biết mọi người bận rộn, hic, các bạn sinh viên và giáo sư ở Hàn Quốc đều làm việc rất khủng, mình chịu, bên này mình đúng giờ là về thôi). Mấy ngày sau hội thảo, mỗi sáng dậy mình lại nghiên cứu các điểm đến và bản đồ để lựa chọn lộ trình cho hôm đó.
Dịch vụ ở đây khá tốt, người bán hàng luôn thân thiện, lễ độ, chào khách đến, chào khách đi, dù có khi mình đứng xem mãi mà chẳng mua gì.
Seoul vừa có núi, vừa có biển, có sông, đường phố rợp bóng cây xanh, tuy nhiều nhà cao tầng và đông đúc mà không ngột ngạt, không ô nhiễm vì luôn có những mảng xanh, những khu vườn quốc gia, công viên, rải rác khắp thành phố.
Cha mẹ của Anshy cũng vừa từ Ấn Độ sang trước hôm cô sinh. Cha mẹ cô dáng người mập mạp phúc hậu và hiền lành, chất phác. Mẹ Anshy nấu món ăn Ấn Độ cho mình ăn. Món gì đó có hìn như bánh trôi nhưng làm từ bột gạo, trong là nhân đường thốt nốt, uống trà sữa ngọt. Buổi trưa ăn cơm với dal (nước sốt sệt sệt làm từ đậu và khoai?, rất đặc trưng của Ấn Độ, cô Reena người Nepal cũng luôn làm dal mỗi bữa ăn), đậu hòa lan, củ dền đỏ kho.
Nhìn ông ngoại bế bé rất gọn gàng và đầy yêu thương, tự nhiên thấy cảm động. Mẹ Anshy đúng là người phụ nữ Á Đông truyền thống, bà lặng lẽ nấu ăn, lo lắng cho chồng con, chu đáo cho khách. Anshy cũng hiền lành y như bố mẹ cô. Lúc tạm biệt, mẹ Anshy ôm mình vào lòng ấm áp. Hai bạn tiễn mình lên xe bus ra sân bay. Anh Hans bảo chừng nào có dịp lên Helsinki thì ghé chơi.
Hội ngộ bạn bè.
Cám ơn các bạn của mình nhiều nhé, vì tất cả! Chúc các bạn nhiều hạnh phúc và niềm vui nhé!
- Gặp lại Trung Thành, lớp trưởng MO97 học kỳ đầu tiên (sau đó bạn chuyển sang khoa cơ khí) sau hơn 6 năm, từ ngày ra trường. Bạn vẫn trẻ như vậy, nhưng giờ lém lỉnh quá trời và còn hay xạo xạo nữa chứ. Nhớ hồi xưa Thành ít nói mà ta.
- Bất ngờ nhất là gặp lại Hữu Phương sau hơn...có lẽ dễ đến 15 năm trời. Thực sự mình không nhận ra em. Em thì bảo thấy mình quen quen, lại tên Thùy Dương, lúc trước học Thực Nghiệm. Vẫn chưa nhớ ra. Cuối cùng em nhắc đội ngoại ngữ ngày xưa sinh hoạt ở nhà thiếu nhi quận 5 và các "tên tuổi" quen thuộc: Quỳnh Giao, Hòa Lạc, Lương Duy...nguyên một dàn các bạn lớp cấp 2 Mai Uyên, Hải Yến, Xuân Phong, Thu Nga... cùng tham gia sinh hoạt đội hồi đó, rồi chị Xoan, chị Thuận An, anh Kiến Quốc, anh Hà... Rồi lần đi cắm trại ở Thủ Đức bằng xe đạp, trời ơi, bao nhiêu là kỷ niệm thời con nít, những trò chơi tập thể, đi tìm kho báu, giải mật mã, đóng kịch cô bé Lọ Lem, vô tư, giang hồ và vui vô cùng! Hữu Phương giờ làm trong lab Thành, vừa cưới vợ đầu năm nay và đưa vợ sang Hàn. Tuyết làm bác sĩ, đang học thêm tiếng Hàn. Hai vợ chồng giống giống nhau, đều dịu dàng, tốt bụng.
Lab Thành còn có anh Phương nữa. Buồn cười, hôm cuối cùng hai anh em tranh cãi sôi nổi như thật làm Thành sợ sắp có chiến tranh đến nơi, haha, còn em H. Phương thì bảo rằng im lặng cũng là tích đức rồi đó.
- Gặp lại Ngọc Uyên, bạn thân của Khánh Chi, Chi lại là bạn thân của mình. Hai đứa gặp nhau vui, nói quá trời nói, đủ thứ chuyện, chuyện xưa chuyện nay. Hôm đó sang nhà vợ chồng Uyên ngồi tới khuya. Nói mới biết bạn bè quen vòng vòng hết trơn, Uyên biết Như Ý, Út Thùy của mình nữa, vì cùng học chung khoa Hóa ở BK hồi xưa. Hai vợ chồng Tuấn & Uyên cùng tuổi, Chi và Minh cũng vậy, vui thiệt. Lần đầu tiên được biết mặt Tuấn, bạn cũng hiền lành và vui vẻ giống Uyên, hai vợ chồng thiệt là xứng đôi ha!
- Gặp lại Jiin sau hơn 3 tháng, từ ngày cô rời Mikkeli. Jiin thân ái và tình cảm. Jiin đạo Tin Lành, cô nói rằng cô tin chúng mình sẽ gặp lại nhau ở Thiên Đường, nên dù xa cách, cô vẫn thấy bình an khi nghĩ đến Trúc Linh và mình. Chỉ mới gặp nhau vài lần ở Mikkeli mà hai đứa rất quý nhau, có lẽ do em Linh kể. Jiin dẫn mình đi dạo quanh trường đại học Kyung Hee của cô. Trường có phong cách kiến trúc cổ điển phương Tây, các bức tượng thiên thần trong thư viện, các tòa nhà nhìn cứ như những lâu đài, nhà thờ cổ kính, hàng cột kiểu Hy La vậy.
Jiin nói tiếc là mình không có nhiều thời gian để về quê của cô chơi. Quê cô là miền núi cách Seoul hơn 3 tiếng đi bus, mỗi tháng cô về nhà hai lần. Cô kể quê cô không khí trong lành, có núi rừng phong cảnh đẹp. Cô lên Seoul trọ học, năm này đã là năm cuối.
- Gặp một em dáng vẻ thư sinh người Đà Lạt hôm đi cùng Thành lên cục xuất nhập cảnh để bạn gia hạn visa, em tên là Nguyễn Trọng Hiếu, em học giao thông vận tải ở TPHCM, giờ đang làm MBA bên này. Hôm đó ngồi đợi nên nói chuyện với em cũng lâu. Nghe em kể về sự xuống cấp của Đà Lạt mà thấy xót xa quá! Hơn mười mấy năm rồi mình chưa trở lại nơi đó, thành phố của sương mù, của hoa và tình yêu. Ôi Đà Lạt!
Hội thảo EREM
Phải công nhận công tác tổ chức của họ rất tốt, chu đáo, mọi bộ phận phối hợp nhịp nhàng. Có thể thấy được tinh thần tập thể và trách nhiệm của các bạn rất cao. Đội ngũ tổ chức trẻ trung năng động, thân thiện, vui vẻ, là các nghiên cứu sinh của viện KAIST. Thật thú vị khi qua hội thảo mình được diện kiến tận mắt và học hỏi từ những tác giả mà mình đã từng đọc các bài báo của họ, như Akram, Lisbeth, Yang, Chung và Reinout... , những chuyên gia đầu ngành về EREM.
Mấy ngày hội thảo mình được ăn rất ngon. Họ lưu ý riêng về thức ăn chay cho mình vào buổi trưa nữa. Buổi trưa đầu tiên ăn món Bibimbap gồm cơm với rau như rucola, salad trộn dầu mè, rong biển, nấm, củ cải muối, giá, cọng súng, kim chi và tương ớt, tất cả trong một cái tô bằng inox to như cái thau (mặc dù cái tô mình hay ăn ở nhà cũng to lắm rồi nhưng vẫn phải gọi anh tô này bằng cụ á)! Hic hic. Mình để ý thấy dĩa ăn của họ bên này rất to, họ cũng hay dùng đũa bằng inox. Bữa cơm của họ thường có một bát cơm với nhiều chén nhỏ thức ăn, dưa cải muối, kim chi... để vào những cái chén nhỏ trên cùng một mâm hình chữ nhật. Canh không có nhiều rau mà chủ yếu là nước màu nâu mặn mặn như nước chao, rau giống rau mồng tơi. Hai buổi tối welcoming party và banquet trên cruise dọc sông Hàn là hai buổi buffet hoành tráng, ai mà thích hải sản và các món nướng thì thôi rồi, chuột sa hũ nếp luôn! Mình thích nhất là các món nấm và các loại rong biển họ sấy khô ép mỏng như bánh tráng. Nấm ở đây nhiều loại phong phú mà loại nào cũng ngon ơi là ngon, huhu! Jiin bảo vì Hàn Quốc nhiều miền núi đồi nên nấm mọc nhiều.
Tàu điện ngầm
Tại phòng information ở mỗi ga họ có phát bản đồ, trong đó có giới thiệu một số điểm đến thú vị cùng với số của ga metro gần đó. Sau khi được Thành chỉ cho vài chiêu về cách xác định hướng đi, những line chính..., với tấm bản đồ hệ thống metro của Seoul, mình đã có thể tự đi đến bất cứ nơi nào mình muốn mà không cần phiền ai hướng dẫn (mình cũng biết mọi người bận rộn, hic, các bạn sinh viên và giáo sư ở Hàn Quốc đều làm việc rất khủng, mình chịu, bên này mình đúng giờ là về thôi). Mấy ngày sau hội thảo, mỗi sáng dậy mình lại nghiên cứu các điểm đến và bản đồ để lựa chọn lộ trình cho hôm đó.
Dịch vụ ở đây khá tốt, người bán hàng luôn thân thiện, lễ độ, chào khách đến, chào khách đi, dù có khi mình đứng xem mãi mà chẳng mua gì.
Seoul vừa có núi, vừa có biển, có sông, đường phố rợp bóng cây xanh, tuy nhiều nhà cao tầng và đông đúc mà không ngột ngạt, không ô nhiễm vì luôn có những mảng xanh, những khu vườn quốc gia, công viên, rải rác khắp thành phố.
Khu vườn tượng đá
Hôm
em Tuyết dẫn mình đi con đường tắt ngang qua trường dạy lái xe nằm đằng
sau lưng đại học Konkuk, mình ngỡ ngàng trước một "khu vườn tượng đá"
với không biết cơ man nào là tượng, dễ đến hàng trăm ấy: từ tượng Phật,
Bồ Tát, La Hán, tiểu đồng đến thiên thần, mẹ và con, ông già câu cá, thổ
dân châu Phi, chim chóc, muông thú, nào là ếch, đại bàng, gấu, hổ,
ngựa, khỉ, voi... Em nói rằng ông chủ của trường dạy lái xe này là người
thích sưu tập tượng nên ông trưng bày khắp trường, có những bức tượng
được làm bằng đá đem từ đảo Jeju về.
Đường phố Seoul
-
- Trên đường lên núi (Gwanaksan)
Olympic Park
World Peace Gate
Trong bảo tàng Olympic
Trên tàu dọc sông HànTòa nhà 63 tầng - landmark của Seoul
Tháp Onsu xa xaPhố Insa-dong
Phố Itaewon
Đường phố khác
Cô gái mặc đồ truyền thống (hanbok?)
Quán nướng về khuya, chủ đang dọn hàng. Phía trên mái có những ống hút khói.Ông bán kẹo kéo quay quay y như ở Việt Nam nhỉ!Quán Kapbuki (? không biết viết đúng tên không), có rất nhiều ở khu vực đại học Konkuk, bán các loại bột chiên, chả cá viên...Dịch vụ coi bói, khá là đắt khách, chủ yếu là các cô gái trẻ!
Món ăn Hàn Quốc
Các nhà hàng hay bày những món ăn họ nấu sẵn trưng ra bên ngoài tủ kính của nhà hàng để khách có thể xem một cách "trực quan sinh động", dễ dàng lựa chọn.
- Khúc bồng lai
-
- Jongmyo Royal Shrine
Changgyeonggung Palace
Changdeokgung Palace
The Gate of Forever Young
BongeunsaBạn có thấy vầng trăng khuyết nhỏ xíu trên cao kia không?
SuguksaNgôi chùa đặc biệt được dát vàng nguyên chất bên trong và bên ngoài.