Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008

Ngàn cánh hoa của Axinia



Mình biết đến Axinia thật tình cờ. Cách đây mới vài hôm, đang tìm kiếm trên google hình một thiên thần nhỏ thì đường dẫn đưa mình đến trang blog 1000 cánh hoa (1000 petals.wordpress.com) của Axinia. Cô là người Nga, hiện sống và làm việc ở Áo. Axinia tập yoga đã từ lâu với cô giáo người Ấn nên cô rất am hiểu về văn hóa Ấn Độ và yêu mến đất nước này.

Đọc lướt sơ qua các bài viết của Axinia mình thấy quan điểm, suy nghĩ của cô với mình rất nhiều cái giống nhau (nhưng cô giỏi và bản lĩnh hơn mình nhiều) nên sao mà đồng cảm quá chừng! Tuy không thuộc về một tôn giáo nào nhưng Axinia là người có trực cảm tâm linh tinh tế, có lẽ phần nào được hỗ trợ bởi những trải nghiệm thiền định trong bộ môn yoga mà cô thực tập hàng mấy năm nay. Tình cờ hai biểu tượng lý tưởng của vẻ đẹp mà cô nói đến là Rai và Audrey Hepburn chính xác là hai vẻ đẹp mà mình thích, hồi cuối tuần (lúc đó chưa biết Axinia) mình còn thay avatar bằng hết hình của Rai đến Audrey. Axinia cũng yêu trẻ con và mặc dù đang làm kinh doanh, cô cũng quan tâm về lĩnh vực sư phạm-giáo dục. Axinia chụp nhiều ảnh, và mỗi bài viết của cô thường được minh họa bởi những bức ảnh biết nói, đẹp như tranh. Cô có cả một bộ sưu tập ảnh hoa nữa, làm mình nhớ những chuyện kể các loài hoa ngày xưa...

Giờ đây, mình trở thành một độc giả thầm lặng của Axinia. Mỗi ngày mở một cánh hoa từ khu vườn đầy màu sắc của nàng Axinia xinh đẹp.



Trân trọng giới thiệu đến các bạn một số trích đoạn từ các bài viết của Axinia dưới đây. Bài viết cuối cùng, các bạn nhấn vào link gốc để đọc những comments với nhiều quan điểm khác nhau cũng khá thú vị.



photo by Axinia
 
It can be the same landscape, but depending on the window we look through, it may look quite different… An old wisdom but it`s nice to remind oneself about it from time to time :)

Love,




photo by Axinia


...Based on my long-term spiritual experiences I noticed the following: as soon as spiritual powers are awakened, one goes beyond culture or religion. At that state the morality comes up naturally, without any commandments or scriptures.

More and more the scientists will be discovering the universal nature of human beings with the universal value centres at the core of it. They will.

And one day people will understand: we are all one and the same. Then why do we fight?

LOVE,Axinia




photo by Axinia


Capitalism, Neo-Liberalism, Corporatism - call it whatever, I personally have a big difficulty with the kind of a system I live in. One of the reasons for that difficulty can be that I spent my childhood and youth in a society that was not driven by money and consumption (at least not to that extend like in the West). It seemed to me that people - because they were not that stressed to make money and to spend them - lived happier, enjoyed more and appreciated the human values like friendship, family, creativity.

When I came to live in the West 10 years ago I was most of all shocked by the concept of profit, which seemed to be very natural for people here. Profit, copy-right, interest… It took me years to comprehend the ways and methods of this system. And now, while working as a Sales Manager in the Marketing and PR business (!) - imagine what I think about all that machine. Day by day, the more I can penetrate into the depth of the capitalism, the more I understand that my personal belief lays somewhere else. May be I am a communist?

I was trying to introspect and understand what is actually irritating me so much? Why does capitalism seem to be so unnatural, unhealthy and even anti-human? There are many critical points that are rather well known. But in my meditation on this topic I got a very interesting answer, which explains everything to me: Capitalism is driven by the weaknesses of the people, not their strength. Lust, greed and envy are the driving forces of the modern consumer-society. And that will never help people to evolve! In Austria (where I live) you cannot sell any product without showing some naked body (interestingly, especially for art gallery-ads they only choose some nude pictures), even to advertise for the yogurt the model should better take off everything. Another recent fact: Every Austrian throws to the bin 40 Kilo of food per year (!!!) - 10% of which is unpacked. Isn't that mad?

Obviously there is no better system at the moment. But I hope that Humanity will find the right way soon. I slowly start to believe that something like communism (in the true sense of it, not the “models” that we had in the history) will be a benevolent alternative to the capitalism of the modern times.
...
Whatever it might be, I desire that the next form of the human social, political, economical, etc. existence will be built up on the strengths of people: collectivity, creativity, solidarity, good will and good heart. I believe that it is possible. But only as a natural evolutionary step. No revolutions, please :).

LOVE, 


Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2008

Từ GDP đến GPI và GNH

Thế nào là thành công và phát triển? Những điều gì là cần thiết để tạo nên một cuộc sống tốt đẹp? Cuộc sống cũng như mục tiêu phấn đấu của đời bạn sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những gì bạn ưu tiên định hướng, những tiêu chí mà bạn chọn để đánh giá sự thành đạt và hạnh phúc.

1. GDP và mặt trái của tăng trưởng kinh tế

GDP từng và hiện vẫn được dùng rộng rãi trên thế giới như một chỉ số đánh giá sự phát triển kinh tế. Vấn đề đáng nói là, có lẽ do nó quá phổ biến và được ưa dùng đến nỗi người ta thường đánh đồng GDP với tiến bộ xã hội. Thực ra GDP cơ bản chỉ là tổng giá trị sản xuất (tiêu thụ) nội địa tính bằng tiền tệ. Trong khi đó, tiến bộ xã hội là một vấn đề nhiều mặt mà GDP chỉ là một chiều mang tính vật chất của nó. GDP không kể đến những dạng "vốn" con người và xã hội, sinh thái...rất nhiều thứ thật sự làm cho cuộc sống có ý nghĩa. GDP không thể bao hàm chất lượng cuộc sống và cũng không phản ánh được sự phân bố bình quân đầu người một cách trung thực ở những quốc gia có mức chênh lệch giàu nghèo cao. Vì thế, chiến lược phát triển quốc gia nếu chỉ dựa trên tiêu chí GDP sẽ dễ bị lạc hướng, bám vào phương tiện mà quên mất (thậm chí hy sinh luôn) mục đích!

Chặt cây phá rừng, khai thác tận lực tài nguyên tất nhiên xuất hiện tăng trưởng kinh tế ở khu vực đó nhưng cái giá phải trả cho môi trường và sức khỏe cộng đồng về lâu dài có được tính đến? Bạn đừng nghĩ môi trường là cái gì xa lạ, mà nó chính là sức khỏe, sức khỏe của chính cơ thể bạn, của cộng đồng và hệ sinh thái.

Buồn hơn, mặt trái của áp lực tăng trưởng kinh tế không chỉ là những suy thoái môi trường, mà đôi khi đó còn là những rạn nứt và khủng hoảng các giá trị tinh thần, văn hóa truyền thống, trong một xã hội bị chi phối bởi sức mạnh đồng tiền, tiêu dùng và cạnh tranh. Sự thừa mứa vật chất chưa hẳn đã đồng nghĩa với hạnh phúc.

2. Đi tìm thước đo mới cho sự phát triển

Trước những hạn chế của GDP như một tiêu chí để định hướng và đánh giá mức độ phát triển, đã có nhiều đề nghị về những chỉ số thay thế khác có tầm nhìn tổng quát và chính xác hơn, được biết đến nhiều nhất trong số đó là chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số tiến bộ thực sự (GPI). Rõ ràng rằng một quốc gia được coi là phát triển trước hết phải bảo đảm những nhu cầu vật chất cần thiết cho người dân. GDP vẫn được dùng đến khi tính toán hai chỉ số này nhưng trong mối tương quan với các yếu tố khác nữa.

Chỉ số phát triển con người HDI hướng đến sự phát triển xã hội mang tính nhân văn, với con người làm trung tâm, đã được Liên Hiệp Quốc sử dụng để xếp hạng các quốc gia theo chất lượng cuộc sống, bao gồm những tiêu chí như tuổi thọ (sức khỏe), phổ cập giáo dục (tri thức), GDP bình quân (thu nhập). (Việt Nam đứng 105/177 nước về HDI, theo báo cáo LHQ năm 2007)

Chỉ số tiến bộ thực sự GPI được một nhóm nghiên cứu chính sách ở Mỹ cổ động giới thiệu và đề xuất cách tính. Theo đó, GPI được tính dựa trên GDP làm mức ban đầu, sau đó điều chỉnh bằng cách cộng thêm những yếu tố ảnh hưởng tích cực (công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em, kinh tế gia đình...) trừ đi những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực (khắc phục ô nhiễm môi trường, chi phí thuốc men, chi phí an ninh và tòa án cho các tội phạm, trớ trêu thay, những chi phí có thể làm tăng GDP nhưng rõ ràng không phải là chỉ thị của sự phát triển tốt) đến hạnh phúc con người và phúc lợi xã hội.

Các chỉ số mới giúp ta có cái nhìn chân thực, sâu rộng hơn về phát triển. Điều này đặc biệt ý nghĩa khi chúng được xem như là thước đo, là tiêu chí để hoạch định những chính sách, chiến lược hướng đến sự phát triển bền vững, trong đó chú trọng đến sức khỏe, môi trường và phúc lợi thật sự của người dân.

3. Chỉ số tổng hạnh phúc quốc dân

Thuật ngữ GNH (Gross National Happiness) –Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia được vua Bhutan Jigme Singye Wangchuck đặt ra khi ông lên ngôi năm 1972, đến nay đã được nhiều nước trên thế giới lưu ý và học tập. Nó cho thấy quyết tâm của ngài theo đuổi một con đường phát triển kinh tế chọn lọc và thận trọng để bảo vệ môi trường và gìn giữ nền văn hóa tâm linh độc đáo của một xứ sở thấm đẫm tinh thần Phật giáo. Những giá trị đạo đức được đặt làm trọng tâm trong chiến lược kinh tế để bảo đảm nguồn lương thực, nhà ở và sức khỏe người dân. Trong triết lý định hướng phát triển của họ, tiêu chí ưu tiên là GNH chứ không phải là GDP, quan niệm đó định nghĩa lại sự thịnh vượng trong một tầm nhìn bao quát hơn, đo lường phúc lợi thật sự hơn là chỉ với sự tiêu thụ vật chất.

Vương quốc bé nhỏ dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn này là một trong số ít quốc gia mà con người sống một cách gần như bền vững và thanh bình, không có người thất nghiệp, nghiện rượu hay bất hạnh, không có bạo lực, tội ác. Mỗi gia đình đều có đất đai, gia súc để có thể tự cung cấp mọi thứ cần thiết cho mình. Giáo dục và chăm sóc y tế được miễn phí. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm săn bắn hay đánh bắt thú hoang dã, cấm kinh doanh thuốc lá dưới mọi hình thức. Trong khi các nước đang phát triển bán rẻ nguồn tài nguyên của mình và tìm mọi cách thu hút du lịch nhằm tăng trưởng kinh tế, luật Bhutan ngược lại, rất chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với 60% diện tích đất bao phủ bởi rừng và hạn chế du lịch (bằng cách thu phí rất cao) để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến văn hóa địa phương.

Sự thật là Bhutan vẫn còn nghèo và không có nghĩa là mọi thứ đều tốt đẹp ở Bhutan hay vương quốc nhỏ bé này đã thành công với chỉ tiêu Tổng Hạnh Phúc Quốc Dân của mình, nhưng những kết quả đạt được là đáng kể. Bước tiến cuộc sống tuy chậm nhưng nhân bản và tiềm ẩn nguồn nội lực dồi dào.

Mặc dầu GNH giống như một nguyên tắc dẫn đường hơn là một chỉ số có thể đo đạc, khái niệm này mang tính cách mạng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Theo Frank Dixon, chuyên gia cố vấn về kinh tế và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp và chính phủ, GNH có thể là một bước tiến quan trọng trong lý thuyết kinh tế trong suốt hơn 150 năm qua, khi mà càng ngày người ta càng nhận ra cái giá phải trả đắt đỏ cho sự suy thoái môi trường và xã hội trước sự thống trị tràn lan của chủ nghĩa vật chất và tiêu thụ.

Cuối cùng, mời bạn xem một đoạn phim tài liệu thú vị về Bhutan và chỉ số Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia của hãng Journeyman.Tv dưới đây. Các bạn sẽ thấy ở Bhutan, có rất nhiều cần sa (marijuana), nhưng người ta không ai hút cần sa, chỉ dùng cho heo ăn!!

Bhutan and Gross National Happiness (ABC Australia – 16 phút)


Liên kết tham khảo:

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2008

Hiệu ứng Pygmalion

1.
"Vui và buồn ở đời là tuần hoàn cả. Tất cả bí quyết của sự sống là biết tin tưởng và đợi chờ, vì tin tưởng và chờ đợi thì cái gì mà chẳng đến? Anh đọc sách có còn nhớ chuyện Pygmalion không?..." - Trích "Thương Nhớ Mười Hai" - Vũ Bằng.

Trong huyền thoại Hy Lạp cổ, Pygmalion là chàng hoàng tử xứ đảo Cyprus, trầm lặng cô đơn và lãng mạn. Pygmalion đã đem hết tâm hồn mình để tạc nên bức tượng một cô gái đẹp tuyệt vời, đặt tên là Galatea. Từ khi có Galatea, Pygmalion vui sướng như có được người phụ nữ lý tưởng của đời mình, người bầu bạn mà hằng ngày chàng âu yếm chuyện trò. Pygmalion đem lòng yêu sâu sắc tác phẩm của chính mình và tha thiết khẩn cầu thần Vệ Nữ ban cho Galatea hơi thở sự sống. Cảm động trước tài năng và tình yêu chân thành của Pygmalion, nữ thần Tình Yêu đã hóa phép cho bức tượng ngà biến thành người thật. Ước mơ toại nguyện, nàng Galatea xinh đẹp trở thành vợ chàng và hai người sống hạnh phúc bên nhau đến trọn đời.

"There can be miracle, when you believe".

Pygmalion và Galatea (1890) tranh Jean-Léon Gérôme (1824-1904)

2.
Dựa trên câu chuyện truyền thuyết xưa, Bernard Shaw viết kịch bản Pygmalion năm 1913. Đến năm 1956, Pygmalion của Bernard Shaw được chuyển thể thành vở nhạc kịch My Fair Lady, lập nên kỷ lục số lần công diễn lâu nhất ở nhà hát Broadway bấy giờ. My Fair Lady sau đó được dựng thành phim (1964), thu được thành công vang dội với ngôi sao huyền thoại Audrey Hepburn trong vai chính, nàng Eliza Doolittle.


Trong phiên bản "Pygmalion" hiện đại của Bernard Shaw, giáo sư ngôn ngữ Henry Higgins quả quyết rằng ông có thể rèn luyện chỉnh sửa cách ăn mặc và giọng nói để "biến" cô gái bán hoa quê mùa Eliza trở thành một quý bà sang trọng. Và ông đã thành công. Thế nhưng, theo như chính lời Eliza nói với người bạn của Higgins, Pickering, không phải những gì cô được học hay làm mà chính cách cô được đối xử như thế nào mới là điều mấu chốt quyết định:

“Anh thấy đó, thật ra thì, ngoài những thứ mà người ta có thể có được như cách ăn mặc, cách nói năng hay những gì đại loại thế, sự khác biệt giữa một quý bà và một cô gái bán hoa không phải ở cách cô ấy cư xử như thế nào mà ở cách người ta đối xử với cô ấy ra sao. Em sẽ mãi là một cô gái bán hoa đối với giáo sư Higgins, bởi vì ông ta chỉ luôn xem em như một cô gái bán hoa, và sẽ mãi luôn như vậy, nhưng em biết rằng em có thể là một quý bà đối với anh, bởi vì anh luôn trân trọng em như với một quý bà, và sẽ luôn như vậy"*.

*You see, really and truly, apart from the things anyone can pick up (the dressing and the proper way of speaking and so on), the difference between a lady and a flower girl is not how she behaves but how she’s treated. I shall always be a flower girl to Professor Higgins, because he always treats me as a flower girl, and always will, but I know I can be a lady to you because you always treat me as a lady, and always will.” - Eliza said to Pickering in "Pygmalion" - Bernard Shaw.

3.
"Treat a man as he is and he will remain as he is.
Treat a man as he can and should be and he will become as he can and should be" - Goethe
Các bạn nào học về tâm lý hẳn biết đến Pygmalion effect (hiệu ứng Pygmalion) hay còn gọi là Self-fulfilling prophecy (lời tiên đoán tự trở thành hiện thực) như một bí quyết quan trọng trong quản lý nhân sự. Nếu một người (hoặc chính ta) nghĩ ta thông minh hay ngu dốt, họ sẽ đối xử với ta theo cách mà họ nghĩ. Nếu ta được đối xử như thể ta thông minh hay ngu dốt, ta sẽ hành xử, và thậm chí trở thành như thế. Do vậy, những "tiên cảm" ban đầu của người đó về ta đã trở thành hiện thực! Tóm lại, một khi ý niệm đã hình thành, thậm chí ngay cả khi nó không đúng với thực tế, chúng ta vẫn có khuynh hướng hành xử theo đó. Và kỳ diệu thay, kết quả sẽ xảy ra đúng theo kỳ vọng đó, như thể có phép lạ!

Hiệu ứng Pygmalion được diễn giải qua bốn quá trình sau:

- Chúng ta hình thành kỳ vọng về con người hay sự kiện
- Chúng ta thể hiện kỳ vọng đó qua những tín hiệu giao tiếp, đối đãi...
- Người ta có khuynh hướng đáp lại những tín hiệu đó bằng cách điều chỉnh cách cư xử của họ cho phù hợp
- Kết quả là kỳ vọng ban đầu trở thành hiện thực

Kết quả trở lại tác động vào kỳ vọng ban đầu, tăng cường niềm tin vào những điều chúng ta đã nghĩ về con người/sự kiện đó. Bốn quá trình trên đây tạo nên vòng tròn cho "lời tiên đoán tự trở thành hiện thực" (the circle of self-fulfilling prophecies). Vòng lặp càng "quay" lại nhiều càng làm tăng cường ảnh hưởng của nó. Điều này cũng giải thích phần nào cơ sở tâm lý cho "phép lạ" trong bí quyết luật hấp dẫn (The Secret - Law of Attraction): những suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ thu hút đến quanh ta những may mắn, hạnh phúc và ngược lại, những suy nghĩ bi quan, tiêu cực thường dẫn đến những hậu quả tuyệt vọng, "xui rủi" như một dạng tự kỷ ám thị.

"The best way to predict the future is to create it." - Peter F. Drucker
"Expect the Best, but prepare for the Worst".

Hiệu ứng Pygmalion mang một ý nghĩa to lớn khi ứng dụng trong quản lý nhân sự và giáo dục, nhất là đối với việc giáo dục các trẻ cá biệt. Người ta thấy rằng nhân viên/học sinh có khuynh hướng thể hiện, hoàn thành công việc tốt hơn khi được cấp trên/thầy giáo tôn trọng, kỳ vọng, tin tưởng. Đôi khi người ta còn phân ra làm hai dạng: (1) Hiệu ứng Pygmalion - sức mạnh của sự kỳ vọng của cấp trên đối với nhân viên (hay thầy giáo đối với học sinh) và (2) hiệu ứng Galatea - sức mạnh của sự tự kỳ vọng (của nhân viên/học sinh vào bản thân mình). Người ta cho rằng hiệu ứng Galatea (năng lực của sự tự kỳ vọng) này còn thậm chí còn quan trọng hơn cả hiệu ứng Pygmalion. Do đó, người thầy giáo giỏi phải là người biết truyền cho học trò niềm tin và sự kỳ vọng vào bản thân mình.

Liên kết tham khảo:
Better Management by Perception
The Pygmalion Effect
Self-Fulfilling Prophecy