Chiều thứ bảy 6.1, nhóm sinh viên trường nội môn Morya tại Sài Gòn đã họp mặt lần đầu tiên tại Sorrento Cafe, chia sẻ kinh nghiệm học tập và cùng nhau bàn bạc về kế hoạch hoạt động cho những lần tới. Nhóm thống nhất những lần sau sẽ là những buổi báo cáo, chia sẻ và thảo luận theo chuyên đề. Mọi người được khuyến khích đăng ký các đề tài. Bọn mình cũng sẽ cố gắng mời các Mentor như Chú Kiệt, Chú Trai đến nói chuyện.
Hôm đó có một phần thảo luận khá hay về các con đường dẫn đến chân lý. Sau đó về anh Khoa và Nhật Thanh có chia sẻ thêm một số tài liệu hữu ích. Mình lưu lại ở đây để tham khảo.
Anh Khoa: "Đoạn này phân tích kỹ 2 con đường (trong nhiều con đường) tiến hóa của linh hồn mà đa số hiện nay đang trải qua, trong đó cũng ghi rõ cách luyện tập để hoàn thiện. Nếu linh hồn tiến hóa phải biết cả 2 để lên giai đoạn cao hơn.
1/-Thần Bí Gia (mystics)
Hằng ngày người môn sinh tạo ra một hình thể của Chân sư y, một cách cẩn trọng, yêu thương và chăm chú, mà đối với y đó là hiện thân của tâm thức cao siêu lý tưởng. Trong tham thiền, y phác họa hình thể này và tô điểm cho rõ nét trong cuộc sống và tư tưởng hằng ngày. Hình thể này thấm nhuần mọi đức tốt, lấp lánh đủ màu sắc và nhất là được làm sống [146] động bằng tình thương của người môn sinh đối với Chân sư. Về sau (khi đã đạt yêu cầu) hình thể này sẽ được chính Chân sư làm cho thêm sống động. Ở một giai đoạn phát triển nhất định, hình thể này được dùng làm cơ sở cho kinh nghiệm huyền môn là nhập vào tâm thức Chân ngã. Người môn sinh tự nhận thức được rằng y là một thành phần của tâm thức Chân sư và qua tâm thức bao trùm tất cả của Ngài y lướt vào linh hồn của nhóm Chân ngã một cách hữu thức. Hình thể này làm trung gian cho kinh nghiệm ấy, cho đến lúc không còn cần đến nữa. Bấy giờ hành giả có thể nhập vào nhóm Chân ngã của y tùy ý muốn, và về sau có thể thường xuyên hữu thức an trụ trong đó. Đây là phương pháp được dùng rất nhiều, là con đường bác ái và sùng tín.
2/-Huyền Bí Gia (occultist)
Trong phương pháp thứ hai, người môn sinh tự hình dung mình là một con người lý tưởng. Y hình dung mình có đủ các tính tốt, và trong cuộc sống hàng ngày y cố gắng sống đúng với hình ảnh lý tưởng ấy. Phương pháp này được dùng nhiều hơn cho những người trí thức, những người có trí năng và những người mà cung y không nhuộm nhiều màu sắc bác ái, sùng tín hay điều hòa. Phương pháp này không phổ thông như trường hợp trên. Hình tư tưởng được tạo trong thể trí này cũng là một hình thể tạm như trong phương pháp trên và hành giả từ đó lướt vào tâm thức Chân ngã. Thế nên, các bạn thấy việc tạo các hình thể này phải theo một số bước, và mỗi mẫu người (tùy theo cung) sẽ tạo một hình thể hơi khác nhau.
-Mẫu người thứ hai bắt đầu tham thiền về đức tính mà y muốn có nhất, rồi từng đức tính được thêm vào để kiến tạo nên hình thể của cái ngã lý tưởng, cho đến mức có đủ mọi đức tính và y bỗng nhiên tiếp xúc được với Chân nhân của mình.
Hình thức tham thiền của huyền bí gia và thần bí gia
*
Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Theo cách này, huyền bí gia tiến đến các Đấng Thông tuệ là những Đấng vận dụng định luật, cho đến khi y đạt đến Nguồn Thông tuệ nguyên thủy.
Thần bí gia tiến lên cao bằng chí nguyện và sự nhiệt liệt tôn sùng Đấng Thượng Đế trong tâm hay vị Chân sư y thừa nhận.
*
Bằng cách tìm ra Thiên giới trong tâm mình và bằng cách nghiên cứu những định luật của chính bản thể mình, Thần bí gia trở nên thông thạo các định luật quản trị vũ trụ mà y là một thành phần trong đó.
Huyền bí gia nhận biết Thiên giới trong thiên nhiên hay thái dương hệ và tự xem mình là một phần nhỏ của tổng thể to lớn đó, và vì thế cũng chịu sự chi phối của những định luật giống nhau.
*
Thần bí gia tìm cách tiến từ thể cảm dục lên thể trực giác (bồ-đề), sau đó đến Chân thần hay Tinh thần.
Huyền bí gia làm việc từ thể xác đến thể trí sau đó đến atma hay Tinh thần.
*
Thần bí gia không đạt được mục đích của cuộc sống y – tức là tình thương biểu lộ trong hành động – nếu y không biết dùng ý chí thông tuệ để điều hợp toàn thể các hoạt động. Vì thế thần bí gia phải trở thành huyền bí gia.
Huyền bí gia cũng bị thất bại tương tự và chỉ trở thành đại diện ích kỷ của quyền năng tác động thông qua trí thông minh, nếu y không đặt mục đích cho ý chí và tri thức của mình bằng tình thương linh hoạt, là động cơ đầy đủ cho tất cả các cố gắng của y.
Trích: Tham Thiền Huyền Môn – A.A.B.
Ngoài ra, còn có con đường Karma - hành động hay phụng sự, con đường này theo mình thì dành riêng cho những linh hồn đã tiến hoá."
Nhật Thanh: "Bài viết sau đây của bà Annie Besant khá ngắn gọn, nhưng súc tích, về 3 con đường đi đến Chân lý:
Thanh vẫn thường xem lại bài này, và quyển Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca). Xin chia sẻ cùng các anh chị.
Bài viết trên là diễn thuyết của bà Besant về quyển Bhagavad Gita, và cuốn Gita này cũng ngắn, như một sự cô đọng triết lý Hindu. Cảm nhận riêng của Thanh khi đọc Bhagavad Gita là được soi sáng rất nhiều về con đường của người đệ tử."
Bài viết trên là diễn thuyết của bà Besant về quyển Bhagavad Gita, và cuốn Gita này cũng ngắn, như một sự cô đọng triết lý Hindu. Cảm nhận riêng của Thanh khi đọc Bhagavad Gita là được soi sáng rất nhiều về con đường của người đệ tử."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét