"Làm thế nào một người có thể tìm thấy linh hồn của chính mình, hoặc xác định được sự kiện là linh hồn có thật? Làm thế nào người đó có thể tái điều chỉnh bản thân cho thích ứng với các điều kiện của cuộc sống linh hồn, và bắt đầu hoạt động một cách hữu thức và đồng thời với tư cách một linh hồn và là một con người? Hành giả phải làm gì để mang lại sự hợp nhất thiết yếu giữa linh hồn và các khí cụ của linh hồn nếu y muốn đáp lại sức thôi thúc tiến tới trong bản tính của chính mình? Làm thế nào y có thể biết rõ, chứ không chỉ có tin tưởng, hy vọng và ước vọng?
Tiếng nói với bề dày kinh nghiệm của minh triết Đông phương bảo cho chúng ta biết chỉ có một điều: – Hãy hành thiền. Đương nhiên người ta sẽ hỏi: “Tất cả chỉ có thế sao?” và được trả lời: “Đúng vậy.” Nếu hành giả tham thiền đúng đắn, và bền lòng thực hiện trong đời, thì sự giao tiếp với linh hồn sẽ ngày càng được thiết lập vững vàng. Kết quả của sự giao tiếp này thể hiện thành kỷ luật tự giác, sự thanh hóa, và một cuộc đời đầy nguyện vọng tinh thần và phụng sự. Chúng ta sẽ thấy rằng, hiểu theo nghĩa của Đông phương, tham thiền là một tiến trình trí tuệ, đưa đến sự hiểu biết và khai ngộ của linh hồn. Đó là sự kiện thực tế trong thiên nhiên “Mỗi người sẽ trở thành chính điều mình suy nghĩ."
~ Trích "Từ trí tuệ đến trực giác", Alice Bailey, trang 61.
Chị B. hỏi: Hành thiền ở đây là gì? Thiền Anapanasati, Vipasana, Raja .. thiền nào cũng được và sống thiền hay chỉ là 1 loại thiền nào ở trên thôi?
Dạ em nghĩ ở đây Alice Bailey nói đến tham thiền chung, tổng quan, có nghĩa là tĩnh lặng để đi sâu vào nội tâm mình, bản thể mình, phản tư, chiêm nghiệm, trầm tư..., nó có nhiều dạng. Em nghĩ như vậy nó sẽ gần với thiền quán, thiền minh sát (Vipassana), giữ chánh niệm, sống thiền, hoặc tham thiền về một tư tưởng gốc (thực ra chính là quán Pháp trong tứ niệm xứ thân thọ tâm pháp của Vipassana, Pháp Dharma ở đây là sự vận hành của Vũ Trụ, Tự Nhiên, Đạo, là mọi thứ trong cuộc sống).
Cốt lõi của việc thiền để tìm thấy và nghe thấy tiếng nội tâm, tiếng nói vô thinh đó là sự tĩnh lặng những ồn ào bên ngoài, những xáo trộn của đời sống phàm ngã để lắng nghe hay cảm nhận được thiêng liêng, linh hồn. Khi một người trầm tư chiêm nghiệm một câu hỏi, một công án hay vấn đề gì đó, họ cũng đang tiến dần vượt qua cõi hạ trí để thâm nhập vào các cõi thượng trí cao hơn... chạm tới linh hồn.
Dạ, bởi vì cái trí (hạ trí) với những chitta luôn xáo trộn (tâm viên ý mã), như con khỉ chạy lăng xăng, nên tham thiền để lắng tâm trí xáo trộn đó lại, tĩnh lặng các thể thấp, thì mới có thể chỉnh hợp với rung động của linh hồn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét