Đồng quan điểm với bạn Khánh Hoàng nên mình share ở đây chia sẻ bàn về liệu chữ LỄ có ảnh hưởng đến tư duy phản biện, khai phóng:
"Cái vỏ ngoài của Lễ là các phép tắc, nghi thức. Thông qua cái vỏ ngoài đó để thể hiện được sự đồng tình, quan tâm, quý mến đối với người khác hoặc sự tôn trọng chính đáng đối với sự vật hoặc một giá trị tinh thần nào đó…
Mục đích của LỄ đó là đưa ra những ước định mang tính xã hội để đảm bảo rằng cứ làm theo các bước đó là sẽ đạt được mục đích biểu thị; Tính ở quy mô số đông toàn xã hội thì nó tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và tâm trí…
Ngoài giá trị về sự ước định chung của xã hội. bản thân các LỄ nghi ở tầng lớp cao nó còn là sự tối ưu về mặt thao tác để đạt được hiệu quả về mặt thể hiện lớn nhất cả về tinh thần và vật chất…
Ở khía cạnh khác, nghiên cứu và tuân theo các quy định nghiêm ngặt của nghi lễ còn là cách thức để rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Với những nghi lễ cấp cao, con người sẽ có sự tu luyện để đạt tới tinh thần cao thượng. ...khái niệm nghi lễ cấp cao có thể tìm thấy trong Trà Đạo, Kiếm Đạo, Bắn Cung, Hội Họa, Thư Pháp Nhật Bản – những bộ môn có sự thăng hoa kết hợp cùng với Thiền – Zen.” ~ Ngô Khánh Hoàng
Ngoài ý nghĩa về lễ nghi, phép tắc, chữ Lễ theo mình ở một góc độ nào đó còn mang hàm ý về sự lễ độ, khiêm cung.
Về nội môn, Lễ là đặc tính của Cung 7 - Trật tự, Nghi Lễ, Huyền Thuật, cung của những nhà tổ chức, thi hành luật (một phản ánh của Cung 1 Ý Chí Quyền Lực), thiết kế, hiện thực hóa hay biểu hiện tinh thần (ý tưởng) ra vật chất, hình tướng.
Kỷ nguyên mới đang đến là sự trùng tụ của 2 dạng chu kỳ, (1) chu kỳ chiêm tinh hay thời đại Bảo Bình (cũng lại cả 2 chu kỳ lớn và nhỏ) và (2) chu kỳ cung năng lượng của cung 7. Chủ tinh ngoại môn của Bảo Bình, Thiên Vương Tinh, cũng dẫn truyền cung 7. Cung 7 là năng lượng mang tính kết nối giữa hai nhị nguyên, tinh thần và vật chất. Do đó, nhiệm vụ cung 7 trong kỷ nguyên mới, về mặt biểu tượng, là mang lại thiên đàng trên trái đất, hay đúng hơn, hiện thực hóa các cõi nội giới tinh thần trên cõi hồng trần.
Cung 7 còn có năng lực chữa lành mạnh mẽ, chỉ sau Cung 2 Bác Ái-Minh Triết. Việc tuân theo một đời sống có nhịp điệu lành mạnh, thuận tự nhiên, tự thân nó đã mang tính chữa lành.
Thời đại mới cũng chứng kiến sự trỗi dậy của Huyền Thuật (năng lượng Cung 7): “Việc khai mở thông linh trong quần chúng đi song song với việc khai mở tinh thần của nhân loại tiến bộ. Điều này có thể được nhìn thấy đang diễn ra ngày nay trên một quy mô lớn ở khắp nơi, và nó giải thích cho sự phát triển khác thường phong trào duy linh, và cho sự gia tăng khổng lồ trong các khả năng thông linh thấp. Huyền thuật thời Atlantis cổ và thông-linh-thuật bậc thấp đang trở lại với chúng ta trong vòng quay lớn của bánh xe sự sống, nhưng lần này có thể dẫn đến kết quả tốt lành, nếu các đệ tử thế giới và những người tập trung hướng về tinh thần có đủ năng lực đáp ứng với cơ hội của họ.” (Chân Sư DK qua Alice Bailey, Tâm Lý Học Nội Môn Quyển 1, trang 381).
Màn trình diễn đặc biệt của cặp đôi nghệ sĩ múa lửa truyền thống từ Thái Lan. Bình thường hai bạn biểu diễn với lửa ngoài trời, nhưng vì chương trình trong nhà nên không sử dụng lửa, tuy vậy tụi mình cũng đã thấy rất tuyệt rồi.
Mình có cơ hội ngồi ngay hàng ghế đầu nên quyết định ghi hình lại. Lúc cô ấy tung vốc hoa lên, có vài cánh hoa rơi vào tay mình đang giữ điện thoại và dừng ở đó, thơm lắm. Sau buổi biểu diễn hai bạn còn hướng dẫn tụi mình tập nhảy một chút. Mình thích câu nói khi cô ấy dặn tụi mình, hãy thực hiện các động tác một cách mạnh mẽ mà vẫn dịu dàng, bình an (strong but peaceful).
Ah, và Humm Band nữa, ban nhạc gồm các bạn trẻ có gì đó trong sáng, giản dị mà vẫn nghiêm túc, chuẩn mực...
"SaiPa FireArts bao gồm hai thành viên người Thái Lan: Kesinee Prathummanee (Mint) và Sithidech Srisamai (Bird). Bộ đôi này đã biểu diễn trong nhiều năm, mang văn hóa Thái Lan đến nhiều quốc gia trên thế giới."
Chương trình biểu diễn cuối năm của lớp ứng tác tại Moving Art Atelier, một buổi tối ấm cúng với những nụ cười, những phút lắng đọng, phiêu du cùng âm nhạc và chuyển động. Cảm ơn Cô giáo, ban nhạc Humm, các bạn học viên và cặp đôi nghệ sĩ từ Thái Lan! Mọi người ai cũng dễ thương, gần gũi.
Trở về từ chuyến đi với thật nhiều điều muốn viết mà vẫn chưa viết được vì phải giải quyết nhiều công việc. Mình lưu lại tạm ở đây những bài viết của Huy vì những đồng cảm, và Huy đã nói lên chính xác nhiều điều mình muốn nói, nhất là về SECMOL. Lúc nào sắp xếp được thời gian, mình sẽ viết thêm về chuyến đi, với cảm nhận về những người bạn đồng hành thú vị và những bài học từ Ladakh...
Vậy là hành trình 15 ngày của chương trình VCIL Travel School 2022: Ladakh - Mindful Travel & Sustainable Development đã đến hồi kết thúc. Hành trình này không quá ngắn, nhưng cũng không quá dài, nó vừa đủ để mỗi người tham gia tự rút ra những bài học, những chiêm nghiệm, cũng như tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân mình, về sự phát triển, về toàn cầu hóa hay thử thách những niềm tin và hiểu biết của bản thân.
Thời gian ở Ladakh, tất cả mọi người đều có cơ hội trải nghiệm những thứ mới lạ. Từ việc di chuyển ở độ cao hơn 3500m, cộng với cái nắng gay gắt vào ban ngày và không khí loãng hơn bình thường, đến việc ăn những món ăn do chính người dân địa phương chuẩn bị với những nguyên liệu hữu cơ từ vườn; đến việc dạo quanh khu phố cũ của Leh và ngắm nhìn sự thay đổi nhanh chóng với lối kiến trúc hiện đại của những căn nhà ở trung tâm thành phố; hay việc sống chung với người dân ở các ngôi làng xa xôi trên những ngọn đồi, để sống lối sống của họ, làm những công việc họ làm, nghe những câu chuyện họ kể. Tất cả là để mỗi người tự trải nghiệm và học những bài học của riêng mình; và thấy được một bức tranh lớn hơn, đầy đủ hơn về tác động của toàn cầu hóa, câu chuyện giáo dục và câu chuyện biến đổi khí hậu.
Dù chúng ta là ai, khi đã đặt chân đến một vùng đất nào đó, tức là chúng ta đã bắt đầu tạo tác động lên địa phương ở đấy rồi. Do đó trong suốt chương trình, chúng tôi muốn truyền tải đến mọi người về khái niệm Mindful Travel (du lịch tỉnh thức), giúp mỗi người hiểu hơn về những tác động của mỗi cá nhân mỗi khi đi du lịch lên cộng đồng địa phương.
Trong những bữa ăn, chúng tôi được ăn những thực phẩm hữu cơ, được trồng ở địa phương, thay vì phải ăn những thực phẩm được vận chuyển từ xa, gây phát thải khí carbon trong quá trình vận chuyển. Buổi sáng thức dậy, bọn tôi được người dân mời đủ thứ trà ở Ladakh: trà masala, trà bơ, trà đen. Điều không thể thiếu ở chương trình chính là những món ăn chậm chất Ladakh: "màn thầu" momos, món súp Tây Tạng Thukpa, món "bánh nước" Chhutagi hay rượu lúa mạch lên men Chhang.
Ở những ngôi làng như Tarchit hay Thiksey, chúng tôi luôn có cảm giác an tâm. Bước ra khỏi ngôi nhà, chúng tôi có thể thấy được con suối ngay trước mặt là nguồn nước để uống mỗi ngày. Chúng tôi biết được thức ăn được trồng ở ngay trong vườn, cần là ra vườn hái ăn, hay đến từ những khu chợ do chính dân làng tự trồng lấy và buôn bán. Chúng tôi cũng biết được chất thải của chúng tôi sẽ được xử lí như thế nào bằng cách sử dụng nhà vệ sinh khô... Điều này rất khác so với khi chúng ta sống ở thành phố, nơi mà chúng ta rất khó để xác định được nguồn gốc ly nước ta uống, thức ăn chúng ta ăn hay chất thải của con người sẽ đi về đâu.
Chúng tôi ở những ngôi nhà do người dân địa phương đón tiếp, nơi chúng tôi gọi là Guest House. Nhờ vậy, chúng tôi cũng có cơ hội trải nghiệm sâu sắc những nét đẹp truyền thống, mang đậm văn hóa người dân Ladakh. Chúng tôi lúc nào cũng được ngồi ở Chansa, phòng ăn truyền thống của người Ladakh, nơi cũng là thành phòng bếp vào mùa đông và phòng khách mỗi khi cần.
Điều thú vị nhất mà chúng tôi được trải nghiệm là văn hóa hiểu khách của họ, đôi lúc chúng tôi ăn no căng bụng nhưng vẫn bị các cô chú chủ nhà nhiệt tình bỏ đồ ăn vào đĩa, đến nỗi mỗi đứa phải la lên "dikley" hay thậm chí giấu đi cái đĩa để khỏi "bị" bỏ thức ăn vào nữa. Chúng tôi còn có cơ hội mặc thử Lokpa - trang phục truyền thống được sử dụng trong các dịp lễ, cưới của người Ladakh; trải nghiệm đội Perak; hay được học cái bài dân ca từ các Ama, Ana, Ale. Điều này khác với kiểu du lịch truyền thống, khi khách du lịch có xu hướng đến thăm những nơi nổi tiếng, đi nhiều nhưng không kết nối được bao nhiêu với vùng đất họ đặt chân đến, không chạm được một cách sâu sắc đến văn hóa, lịch sử bản địa.
Không chỉ đến ở nhà của người dân trong thành phố ở Leh, chúng tôi còn đến ở những ngôi làng cách thành phố hơn 5 giờ đi xe, ngôi làng Tarchit hay Thiksey, để xem lối sống đậm chất Ladakh là như thế nào. Chúng tôi đến thăm những trường học như SECMOL hay HIAL để thấy được những nỗ lực của người dân trong việc giải quyết các vấn đề do hệ thống giáo dục hiện đại gây ra ra sao. Hoặc chúng tôi tham gia những workshop, webinar được tổ chức bởi các NGOs như Local Future, The Woman's Alliance of Ladakh để biết được những vấn đề và khó khăn mà Ladakh phải đối mặt và cách những tổ chức này góp phần để giải quyết các vấn đề đó.
Một lần nữa, những trải nghiệm này giúp cho mỗi người thấy được một bức tranh lớn hơn, đầy đủ hơn về tác động của toàn cầu hóa, câu chuyện giáo dục và câu chuyện biến đổi khí hậu.
Đi du lịch không chỉ để mà đi, mà còn là một phương thức để thúc đẩy nền kinh tế địa phương một cách bền vững thông qua những lựa chọn có ý thức. Trong suốt chuyến đi, chúng tôi ở nhà người dân, ăn thức ăn địa phương, mua sách của các NGO địa phương,.. qua đó giúp nền kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Ở vai trò là người đi du lịch, hay người tiêu dùng, chúng ta có quyền lực để định hình nên xã hội ta muốn xây dựng. Với mỗi quyết định tiêu dùng được đưa ra, ta đã góp phần định hình nên xã hội mà ta muốn xây dựng. Câu hỏi ở đây là, bạn lựa chọn điều gì? Và những lựa chọn đó gây nên những tác động gì? Đó cũng là những câu hỏi mà VCIL Travel School 2022: Ladakh - Mindful Travel & Sustainable Development muốn đặt ra cho người tham gia, và mỗi người sẽ phải tự đưa ra câu trả lời cho riêng mình!
NGƯỜI NHẠC SĨ TRÊN DÃY HIMALAYA
Tôi gặp anh trong một buổi trò chuyện với những nhà khởi nghiệp địa phương ở Leh, Ladakh. Anh là một nhạc sĩ. Anh có tình yêu lớn với quê hương Ladakh của mình. Anh cũng có một tình yêu sâu đậm khác, đó chính là âm nhạc.
Mỗi người nhạc sĩ có một hướng đi âm nhạc riêng của mình, anh cũng thế. Anh muốn hát về những câu chuyện của người Ladakh, cover lại những bản nhạc dân ca giản dị mà chất phát của tổ tiên mình. Và tất nhiên, anh làm điều đó theo cách riêng của mình.
Người ta muốn anh hát những bài dân ca bằng nhạc cụ truyền thống. Anh hát nó với cây đàn ghi-ta hiện đại. Anh làm họ điên lên vì điều đó. Người ta chửi bới, phát xét rằng anh đang phá hoại văn hóa truyền thống. Tuyệt lắm, anh cười với tôi, người ta còn nói về nhạc dân ca, tức là nó vẫn còn sống.
Âm nhạc không có hình dáng, vô hình vô tướng, nó chỉ đơn giản là âm thanh. Miễn nó truyền tải được câu chuyện của người Ladakh, lối sống của người Ladakh, tinh thần của người Ladakh, thì tôi chơi nó, tội gì phải phân biệt nhạc cụ truyền thống với cây đàn phương tây. Thế giới đổi thay, văn hóa cũng biến chuyển theo, âm nhạc cũng thế, tội gì phải dính mắc vào cái phương tiện. Đừng đóng khung chúng lại rồi giam chúng vào bảo tàng kí ức, như cách người ta làm với mấy cái ly, tách, đồ vật trong bảo tàng ngày nay. Mấy cái thứ đó đã chết rồi. Âm nhạc thì nó không chết, nó sống và nó tiếp tục biến đổi theo thời đại.
Dù sao thì âm nhạc cũng là do con người làm ra, cớ sao lại phân biệt quá khứ, tương lai, hiên đại, truyền thống làm gì, con người giống nhau cả mà, anh nói thêm.
...
Cuối buổi, anh muốn biểu diễn cái thứ âm nhạc mà anh nhắc đến cho mọi người.
Anh biến tấu một đoạn kinh Phật trong Phật giáo Tây Tạng thành một đoạn nhạc hùng hồn, mạnh mẽ, làm kinh ngạc tất cả mọi người. Người tròn xoe mắt ngạc nhiên, người nín thở, người bịt mồm lại để khỏi phải phát ra một thành nào đó có thể làm hỏng bài hát.
Hôm đó, mọi người thấy sự tư do.
Hôm đó, mọi người thấy sự giải thoát.
Hôm đó, mọi người thấy sự hòa hợp.
Anh ấy thể hiện điều đó chỉ qua những âm thanh trầm ấm mà mạnh mẽ. Nhẹ nhàng mà vang vọng. Đơn giản mà sâu sắc.
Anh ấy là một nhạc sĩ trên dãy Himalaya.
CẢM NHẬN VỀ SECMOL
Chuyến đi này mình gặp nhiều thứ đáng nhớ lắm. Từ trải nghiệm văn hóa ăn uống, tiếp khách, bày trí không gian, cầu nguyện, phật giáo Tây Tạng... đến gặp những người đồng hành có background đa dạng từ professional hip hop dancer, đến người làm Start-up trong lĩnh vực Tech-Ed hay thậm chí có người đang gap year sau khi đi làm,... mỗi thứ mình gặp đều khiến mình nhớ cả; thậm chí những lần mình cũng phải tự đẩy bản thân khỏi vùng an toàn như tắm nước lạnh buổi sáng sớm nè...
Nhưng mình muốn trả lời câu hỏi theo kiểu hướng về thứ chạm mình nhiều nhất, vì nó dễ trả lời =))) Trong hành trình 14 ngày ở LAdakh, mình có đến thăm một ngôi trường thay thế, alternative tên là SECMOL.
ĐÂy là một ngôi trường khá thú vị, nó đã truyền cảm hứng cho phân cảnh cuối của bộ phim 3 idiots, và thậm chí founder của nó cũng là inspiration cho nhân vật chính Rancho Chanchad. Tóm lược về ngôi trường này, thì đây là nơi dành cho những bạn học sinh bị fail kì thi tuyển vào lớp 10, đây là một ý tưởng khởi xướng bởi các bạn sinh viên ở Ladakh khi họ thấy giáo dục có quá nhiều vấn đề và cần thay đổi.
Điều khiến mình chạm nhất ở đây, chính là việc các bạn học sinh được thấy được những hi vọng về chính bản thân, có cơ hội được tin vào chính mình và khám phá được tiềm năng bên trong.
Mình gặp và trò chuyện vs rất nhiều bạn ở đây, câu hỏi mình đặt ra là bạn đã thay đổi gì sau khi học ở đây một khoảng thời gian. Đa phần các bạn đều cho một sự so sánh tương tự như vầy: Trước kia các bạn tin là mình ngu, kém cỏi, thất bại, vô dụng, không biết làm các công việc đơn giản như rửa chén, quét nhà, làm vườn, sửa chữa đồ đạc, nay các bạn đều làm được những việc đó, thậm chí còn phát triển được các năng khiếu nghệ thuật nữa. Mình rất bất ngờ khi thấy trong thời gian rảnh, có bạn ngồi nặn đất sét, có bạn ngồi vẽ trên đá, có bạn ngồi thiết kế ngôi nhà bằng gỗ, có bạn ngồi viết nhạc... đây là những điều mà các bạn chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ làm. Đó là vài thay đổi bên ngoài.
Các bạn chia sẻ giờ đây các bạn không còn tự gán cái mác ngu si, kém cỏi nữa, mà cảm thấy tự tin vào chính mình hơn. Khi đến campus SECMOL, người hướng dẫn, giải thích về trường cho tụi mình là chính các bạn học sinh và một vài bạn TNV. Mình có hỏi sau này các bạn muốn làm gì, dù rụt rè, nhưng các bạn đã dám nói lên ước mơ của mình. Bạn thì muốn làm người dẫn đoàn trekking trên dãy himalaya, bạn thì muốn làm bartender sau khi tốt nghiệp, bạn thì muốn trở thành animator,... Các bạn cũng được học cái entrepreneurship ở đây, khi tất cả các vấn đề đối mặt các bạn đều tự tìm cách giải quyết bằng nguồn lực có sẵn và tri thức của chính mình. Những thứ này sẽ là nền tảng để các bạn làm những thứ mình mong muốn sau này.
Những thay đổi đấy cho thấy được tầm quan trọng của giáo dục và tiềm năng con người. Với triết lý, mục đích và phương pháp giáo dục phù hợp, ta có thể thúc đẩy con người phát triển theo hướng phù hợp nhất với họ.
Nói thế không có nghĩa trường này là perfect. Nó vẫn có nhiều thứ có thể làm tốt hơn nữa. Nhưng nó là một case rất thú vị, về cách nó làm giáo dục, và cách nó kiên định với mục đích của mình.
Mình có trao đổi vs một số bạn, thì có bạn bảo sao hông scale up cái model này lên khắp thế giới đi, nó hay vậy mà, sao hông đào tạo giáo viên đi, để về dạy ở các trường mainstream truyền thống.
Mình thấy đơn giản đó không phải mục tiêu của SECMOL và sứ mệnh nó muốn theo đuổi. SECMOL muốn tập trung vào các bạn fail lớp 10 ở LADAKH, cho thấy một cách giáo dục thay thế nền giáo dục truyền thống - nơi không có một chút liên hệ gì đến đời sống bản địa và chỉ lan tỏa sự độc canh văn hóa, độc canh tư duy.
Việc tập trung vào các bạn học sinh rớt lớp 10 được thể hiện rất rõ trong cách tuyển sinh, thiết kế chương trình và cách vận hành trường học (các bạn tự vận hành toàn bộ các hoạt động ở đây).
Một thứ khác nữa, đó là SECMOL có giới hạn về nguồn lực con người, tài chính, nên không thể scale up được. Với lại khi Scale up thì rất khó kiểm soát và tập trung được chất lượng, làm không khéo thì có khi lệch khỏi con đường ban đầu.
SECMOL rất hay, nhưng chính quyền không thích cũng chịu, cho nên dù có training cho giáo viên thì cũng khó áp dụng được trong môi trường mainstream, nơi chịu sự kiểm soát của chính phủ. Một trong những mục tiêu ban đầu ở SECMOL là tái thiết giáo dục (Educational Reform) ở Ấn Độ nói chung. Nhưng rất tiếc kế hoạch này bị đổ vỡ vào năm 2007 khi chính quyền "tấn công" vào SECMOL, để rồi cuối cùng trường này phải rút khỏi việc can dự vào giáo dục truyền thống, thay vào đó chỉ tập trung ở mỗi Leh mà thôi.
----
Câu chuyện của SECMOL là câu chuyện về sự hiểu mình, biết được nguồn lực của mình là gì, mục tiêu sứ mệnh mục đích là gì. Nếu mình không rõ cái đó, thì mình dễ sa đà vào những cái thứ cấp không ăn nhập với con đường đã chọn ban đầu, như thế rất nguy hiểm. Sau khi học bài học đó, SECMOL lại quay về đúng việc của mình, tập trung vào các bạn học sinh rớt lớp 10.
Còn để giải quyết câu chuyện lớn hơn, to hơn, nó phải nhờ một hình thái khác của nó: HIAL – Himalayan Institute of Alternative Ladakh, để đi chuyên sâu hơn, rộng hơn và làm được nhiều chuyện hơn - những thứ với tư cách SECMOL không thể làm được. Đối tác của HIAL ở level chính phủ, chứ không còn nhỏ lẻ ở địa phương nữa.
Mình nghĩ SECMOL là trải nghiệm đáng nhớ nhất của mình, nó cũng là cái nhắc nhở bản thân mình về những gì mình làm. Không cần làm to, làm lớn làm gì, chỉ cần giúp được một cá nhân, một nhóm nhỏ là đủ rồi. Còn sau đó impact có được nhân lên hay không, có thì tốt, không có thì cũng chẳng sao. Miễn là mình thấy vui, và bạn bè, cộng cồng xung quanh mình được hưởng lợi chút gì đó là mình thấy quá tuyệt rồi.
Em không biết làm thế nào để hài hoà tập thể của mình, em nghĩ ai đi trên con đường tinh thần cũng đều cần vượt qua giai đoạn này. Giai đoạn giằng co giữa vật chất và tinh thần. Một bên là các huynh đệ trong trường MF mình luôn động viên truyền cảm hứng để em tiến bước trên con đường tinh thần, nhưng ngược lại mọi người xung quanh em lại đang dần sống lại theo tư tưởng vật chất, còn bản thân mình loay hoay giữa 2 bên. Em vẫn muốn tiến lên trên con đường tinh thần mình đã chọn, nhưng công việc và cuộc sống sao cứ muốn kéo em quay lại. Chị Dương và mọi người chắc cũng đã trải qua giai đoạn này, cho em lời khuyên với.
Em thân mến, Chân Sư có nói đi trên đường Đạo là sống cuộc sống song đôi, vẫn sống hết mình trong thế giới (đưa Đạo vào đời, áp dụng Đạo trong đời, coi mọi khía cạnh đời sống hồng trần là hoàn cảnh để tu tập, vậy nên tất cả mọi hoạt động trong đời đều thiêng liêng), nhưng không thuộc về thế giới (không dính mắc, hiểu tính vô thường, cố gắng dần dần nhận ra và xua tan ảo ảnh của hồng trần, ảo cảm của cảm dục, và xa hơn nữa là ảo tưởng của trí tuệ...).
Mình nghĩ để cân bằng được giữa 2 nhị nguyên đời sống ngoại môn và nội môn này chúng ta cần cả hai: sự tu tập nội lực bản thân (kết nối bên trong với chính linh hồn mình), và sự kết nối và hỗ trợ tinh thần của nhóm nội môn. Mình nhận thấy khi có nhóm, kết nối với nhóm, năng lượng của tập thể nâng đỡ mình rất nhiều.
Ngoài ra, làm sao để hòa hợp với tập thể? Chân Sư đã đưa ra 3 việc mà nhóm nội môn cần làm cùng nhau như trên (1. hòa hợp tập thể bằng tư tưởng, hiểu biết lẫn nhau và thường xuyên ban rải tình thương, 2. tham thiền cùng nhau, 3. hoạt động cùng nhau).
1. Thân hòa đồng trụ (hoạt động, làm việc... cùng nhau, đồng cam cộng khổ)
2. Khẩu hòa vô tranh
3. Ý hòa đồng duyệt (nuôi dưỡng ý tốt, hỷ xả vui vẻ với nhau)
4. Giới hòa đồng tu (cùng giữ giới, tu tập)
5. Kiến hòa đồng giải (cùng giải bày chia sẻ hiểu biết)
6. Lợi hòa đồng quân
Trích "Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới", Quyển I, trang 13
"Hãy luôn luôn tập coi bạn đồng môn của mình như những linh hồn bất diệt chứ không phải như những phàm nhân khiếm khuyết bất toàn.
Bởi vậy chúng ta có 3 mục tiêu như sau:
1) Hòa hợp tập thể bằng tư tưởng, hiểu biết lẫn nhau và thường xuyên ban rải tình thương.
2) Thiền định tập thể … như một nhóm thiền sinh, đặt nền móng vững vàng cho nhóm ấy trong cõi giới linh hồn và tăng cường tất cả những đệ tử liên hệ.
3) Hoạt động tập thể … đưa đến kết quả trợ giúp lẫn nhau trong vấn đề tánh hạnh trau dồi chứ không phải vấn đề sửa đổi hoàn cảnh. Các bạn hãy suy gẫm về sự dị biệt này.
Về sau, khi nhóm đã thật sự củng cố vững vàng, nó phải bắt đầu hoạt động ngoại tại và sự sống của nhóm phải bắt đầu làm cho thế gian chú ý. Nó phải luôn luôn hướng về việc tăng cường sức mạnh tâm linh của tất cả các nhóm mà những thành viên của nhóm có sự quan hệ liên đới và có thể kết hợp với các nhóm này. Tôi đề cập đến tất cả những nhóm đệ tử thuộc về kỷ nguyên mới và đang hoạt động theo những đường lối cứu chữa những nỗi khổ đau của nhân loại: khổ đau về vật chất, tinh thần, tâm trí và tình cảm."
Comment của Tony Triệu:
Chủ đề bạn chia sẻ ở trên thuộc về "vấn đề sửa đổi hoàn cảnh" của mỗi cá nhân, đừng nghĩ nó là xấu mà nó là 1 cơ hội, bởi vì nếu ko có hoàn cảnh đó thì chúng ta sẽ chẳng học được gì, nó là vấn đề nghiệp quả cần trang trải của mỗi người, nếu ai đó giúp bạn thì đó là hành động của trộm cắp vi phạm một trong 5 giới răn của Raja yoga. Vậy đâu là chỉ dẫn cần lúc này cho bạn, nó ngay trước mắt đó là mọi người có thể “trợ giúp lẫn nhau trong vấn đề tánh hạnh trau dồi”, và gợi ý của mình đó là hiểu sâu hơn về An Vui một trong 5 qui tắc của Raja Yoga, còn xét về tổng thể thì nên nghiên cứu Raja Yoga trong cuốn Ánh Sáng của LH một cách sâu sắc hơn, song song với nó đó là phát triển thể trí trang bị cho nó ánh sáng cần thiết thông qua các sách của Chân Sư DK để từ đó có sự phân biện đúng đắn trong mỗi tình huống hay hoàn cảnh mình gặp phải.
Hiểu là 1 chuyện, thực hành tức trải nghiệm là một việc hoàn toàn khác, bản thân mình cũng vậy, hiện tại cũng đang giằng xé dữ dội và bài toán cũng tương tự như bạn, và nhiều anh em huynh đệ cũng tương tự, lao chao giữa 2 phía Tinh thần - Vật chất. Thử thách lớn bao trùm dành cho mỗi đệ tự trong thời đại hiện giờ đó là “sống trong một thế giới này nhưng có năng lực để hoạt động trong một thế giới khác” vì thế sống trong môi trường đô thị là một thử thách cực đại, chứ không phải trốn tránh vào rừng xanh bỏ nhà bỏ cửa, bỏ hết mọi thứ để tu luyện tinh thần mới chuẩn “cơm mẹ nấu” (nó thuộc về thời đại trước rồi).
Comment của Chương:
Cám ơn em đã mạnh dạn nêu vấn đề của 100% những người bước trên giai đoạn chí nguyện-dự bị đệ tử, anh tin rằng mọi người ở đây đều đã, đang hoặc sẽ gặp vấn đề này. Thật ra nó là một tin vui vì nó chứng tỏ sức lôi kéo của Linh hồn trong thực tế và chúng ta bắt đầu đồng hoá mình với linh hồn một phần, bắt đầu tách ra khỏi phàm ngã mà trước đó hàng ngàn kiếp sống chúng ta đã đồng hoá hoàn toàn. Khi tới ngã rẽ này thì chúng ta phải quyết định thôi, đi tiếp theo con đường tinh thần hay quay lại đường cũ của phàm ngã. Chúng ta phải quyết định như người Thiên Bình phải đưa ra lựa chọn, dù không dễ dàng chút nào vì bản chất phàm ngã còn rất mạnh. Điều quan trọng là em muốn tiến lên con đường tinh thần, điều này em đã có, chỉ cần kiên trì và kiên nhẫn học và hành những gì được dạy tại MF thì em sẽ tiến tiếp và sẽ vượt qua hết chướng ngại này tới chướng ngại khác, vượt qua hết ảo cảm này tới ảo tưởng khác của đời sống phàm ngã. Nói gắn gọn là ý chí học đạo cần phải rất lớn, như ngôn ngữ của Chân sư là “một lòng nhiệt thành không gì lay chuyển nổi”. Một vài kinh nghiệm của bản thân anh xin chia sẻ tới em. Có câu này của Chân sư mà anh luôn được truyền cảm hứng để vượt qua thử thách, có lẽ đã quen thuộc nhiều ace MFVN rồi, nhưng mình vẫn dán lại vào đây để tham khảo:
“Như tôi đã nói, những chốn phồn hoa Phương Tây, chính là những vùng rừng sâu, núi thẳm của Phương Đông. Đó là cái bối cảnh để tập cho ta tìm thấy sự bình an giữa nơi náo động, sở đắc được sức mạnh trong cơn mệt mỏi, trung kiên bền chí khi thể chất suy nhược và thông cảm hiểu biết giữa sự cạnh tranh ồ ạt của Đời sống Phương Tây.
Bởi vậy, sự tiến bộ vẫn được thực hiện dù trong những hoàn cảnh trái ngang. Đối với những đệ tử như hàng môn đệ mà tôi sẽ hướng dẫn, không có việc rút lui ra khỏi cuộc đời thế tục. Không cần phải có điều kiện yên tĩnh và bằng an của thể chất để thúc động đến linh hồn và để thực hành công phu tu luyện như trong cơn im lặng, yên nghỉ của trạng thái xuất thần đại định mà Ấn Giáo gọi là Samadhi, tức là trạng thái hoàn toàn tách rời khỏi mọi trần duyên ngoại cảnh. Công phu hành đạo phải diễn tiến trong cơn náo động. Sự định tâm phải được giữa lúc tranh đấu ào ạt. Sự minh triết phải sở đắc được giữa cơn tâm trí giao động và công việc hợp tác với Đại Đoàn Chưởng Giáo về phương diện bí ẩn nội tàng phải diễn tiến giữa cơn xuẩn động cuồng loạn giữa nếp sinh hoạt tân thời ở các thành phố lớn. Đó là vấn đề khó khăn của chư môn đệ và cũng là vấn đề khó khăn của tôi trong việc huấn luyện trợ giúp các đệ tử.” [Đường đạo trong kỷ nguyên mới – tr.21 bản dịch của Nguyễn Hữu Kiệt]
Nhân cuộc đàm đạo về khổ đau và hạnh phúc trưa qua với những người bạn tinh thần quý mến, mình muốn chia sẻ đôi lời chưa kịp nói hết... 💖
Trước khi bước trên đường đạo, khổ đau giúp chúng ta thức tỉnh. Khi chúng ta cam kết bước trên đường đạo, thử thách khó khăn sẽ càng nhiều để chúng ta càng nhanh chóng hóa giải nghiệp quả, học bài học cần thiết, trui rèn bầm dập để mạnh mẽ mà còn phụng sự. Lúc này, khổ đau càng nhiều, sự "ngộ" hay chuyển hóa (có thể) càng sâu sắc. Tuy nhiên, khổ đau không phải là đích đến của sự tu tập (dù đó là một hành trình dài và gian nan qua nhiều kiếp sống). Chẳng phải Bát Chánh Đạo của Đức Phật là con đường giải thoát trầm luân đau khổ đó sao?
Lý do tại sao mình nói rằng sứ mệnh của tất cả chúng ta là lựa chọn sống Hạnh Phúc. Bởi vì Joy (An Vui) là một phẩm tính của Soul (Chân Ngã, Linh Hồn, Higher Self). Khi ta lựa chọn và sống dưới ánh sáng của Linh Hồn, hướng thượng, hướng thiện thì ta sẽ thấy hạnh phúc và viên mãn.
Khao khát hạnh phúc là ước mơ cố hữu, nội tại trong mỗi người, bởi đó cũng là khao khát sâu thẳm, được kết nối với Chân Ngã, với Soul mà vốn là An Vui. Do đó, cả đau khổ hay hạnh phúc đều cần thiết. Mọi đau khổ là do chúng ta đồng nhất với phàm ngã, còn khi chúng ta đã hợp nhất với linh hồn (vốn là quá trình dài với nhiều mức độ tích hợp từ từ tăng dần) hay xa hơn là chân thần thì chúng ta thoát khổ ngày càng nhiều hơn, tự do và an vui hơn.
"Nếu đau khổ quí báu như thế thì ta cần gì phúc lạc? Phúc lạc là một điều kiện cần cho sự giác ngộ. Sự vui sướng giữ một vai trò quan trọng trong thiên nhiên, vì nó cùng một bản chất với Chân Ngã và giúp Ngã biểu hiện dễ dàng qua các thể. Trong những lúc vui sướng, các Thể rung động một cách điều hòa thay vì chống chỏi như trong đau khổ. Nhà huyền học quí trọng trạng thái xuất thần là vì vậy, trong sự sung sướng cực độ, một niềm an lạc phát sinh, tràn ngập tâm hồn và điều hòa các Thể. Rồi sự giác ngộ đến và trong sự giác ngộ tuyệt diệu này, họ không còn lưu tâm đến các cõi thấp.
Vui sướng cũng như đau khổ đều có hữu ích riêng, người hiểu biết đón tiếp chúng nồng hậu như nhau và học cách sử dụng chúng mà không đồng hóa mình với cái nào cả, cái nào đến chúng ta cũng an nhiên, cái nào không đến chúng ta cũng không tham cầu. Chúng ta sử dụng cả hai để hoàn thiện mình, chúng ta trở nên bình thản và đạt được hạnh buông xả thật sự – Vairagya."
~ Annie Besant
"Ở đây thực sự chẳng có gì ngoài Hạnh Phúc...
Hạnh phúc vì cho phép mình tìm hạnh phúc trong khổ, trong đau, trong buồn, trong vui, trong thiếu, trong đủ… trong mọi trạng thái cảm xúc nguyên bản của một con người;
Hạnh phúc vì cho phép mình hào phóng cho đi và thoải mái khi nhận lại;
Hạnh phúc vì cho phép mình chấp nhận yêu mình, yêu người với đủ đầy hai phần sáng, tối;
Hạnh phúc vì cho phép mình chấp nhận những sự thật hiện hữu của tạo hoá và của chính mình và dũng cảm bước vào hành trình về Nhà bền bỉ;
Hạnh phúc vì mình lựa chọn hạnh phúc để sống tất cả những trải nghiệm trong cuộc đời!"
Phương Thanh
..."Cái gì trái nghịch, ngăn chặn, mới tạo ở nó sự cố gắng – đó là chức vụ chính yếu của đau khổ. Đau khổ rất cần để đánh thức cái Ngã. Chỉ khi nào cái Ngã cảm thấy đau khổ đập vào thì nó mới thức tỉnh.
...Nhiệm vụ thứ tư của đau khổ là huấn luyện. Các bài học quí báu nhất trong đời đều nhờ đau khổ nhiều hơn là vui sướng. Khi con người nhiều tuổi mà nhìn lại quãng đời đầy sóng gió, không ai không thấy các bài học vô giá của đau khổ. Nếu cần, tôi có thể quên tất cả niềm vui của cuộc đời, nhưng tôi không muốn gạt bỏ một đau khổ nào cả vì mỗi đau khổ là một ông thầy minh triết.
Nhiệm vụ thứ năm của đau khổ là khai mở quyền năng. Kinh nghiệm tích lũy được trong đau khổ sẽ chuyển thành quyền năng để sáng tạo cuộc đời.
Nếu đau khổ quí báu như thế thì ta cần gì phúc lạc? Phúc lạc là một điều kiện cần cho sự giác ngộ. Sự vui sướng giữ một vai trò quan trọng trong thiên nhiên, vì nó cùng một bản chất với Chân Ngã và giúp Ngã biểu hiện dễ dàng qua các thể. Trong những lúc vui sướng, các Thể rung động một cách điều hòa thay vì chống chỏi như trong đau khổ. Nhà huyền học quí trọng trạng thái xuất thần là vì vậy, trong sự sung sướng cực độ, một niềm an lạc phát sinh, tràn ngập tâm hồn và điều hòa các Thể. Rồi sự giác ngộ đến và trong sự giác ngộ tuyệt diệu này, họ không còn lưu tâm đến các cõi thấp.
Vui sướng cũng như đau khổ đều có hữu ích riêng, người hiểu biết đón tiếp chúng nồng hậu như nhau và học cách sử dụng chúng mà không đồng hóa mình với cái nào cả, cái nào đến chúng ta cũng an nhiên, cái nào không đến chúng ta cũng không tham cầu. Chúng ta sử dụng cả hai để hoàn thiện mình, chúng ta trở nên bình thản và đạt được hạnh buông xả thật sự – Vairagya."
Trả lời câu hỏi của một bạn khán giả sau chủ đề Cái Chết. Có phải những người bị khuyết tật hay bệnh tật bẩm sinh là do linh hồn lựa chọn quyết định?
Việc quyết định tái sinh như thế nào sẽ do linh hồn lựa chọn để tối ưu cuộc tiến hóa tâm thức của một người (lựa chọn hoàn cảnh sinh ra, các biến cố chính trong cuộc đời, gia đình và những người liên hệ quan trọng). Tuy nhiên, linh hồn không lựa chọn một mình mà cùng với một hội đồng các đấng nghiệp quả tinh quân Lipika, cũng như các linh hồn có liên hệ khác trong kiếp sống tới. Ngoài ra, các thể của con người trong lần tái sinh kế tiếp cũng sẽ phụ thuộc vào điểm tiến hóa trong lần tái sinh vừa qua (do các rung động của các thể được tích tụ trong các hạt nguyên tử trường tồn - giống như một kiểu các mã gene sẽ quy định các thể của kiếp sống tiếp theo). Điều này cho thấy sự liên tục của tiến hóa, chúng ta sẽ bắt đầu kiếp sống mới với điểm tiến hóa mà chúng ta đã để lại ở kiếp sống vừa qua.
Như vậy, chúng ta thấy rằng hoàn cảnh cho kiếp sống tái sinh mới sẽ bị chi phối bởi luật nhân quả (vì bản thân luật nhân quả hiểu đúng là giúp chúng ta cân bằng và học bài học cuộc đời theo cách tốt nhất) mà vốn cũng sẽ hòa hợp và cùng với quyết định của linh hồn.
Khi chúng ta còn chưa tiến hóa nhiều, còn phải học nhiều bài học thì chúng ta sẽ vẫn còn bị chi phối bởi nhân quả, và các quyết định của linh hồn cũng dựa theo đó để giúp chúng ta học các bài học tốt nhất.
Giai đoạn đầu trên con đường đệ tử sẽ có nhiều khó khăn do sự "nhồi quả" để có thể giải phóng càng nhiều nghiệp quả càng tốt và sau đó con người có thể phụng sự, gánh vác tiếp các cộng nghiệp của dân tộc, thế giới chứ không chỉ của bản thân nữa.
Khi chúng ta càng tiến hóa cao thì sự tự do khỏi nghiệp quả càng nhiều như ở các bậc điểm đạo đồ, thì họ chủ yếu tái sinh để phụng sự. Lúc này vẫn có trường hợp linh hồn quyết định lựa chọn sinh ra trong những hình hài khuyết tật nhưng không phải vì lý do để học bài học hay trả nghiệp, mà có thể vì một lý do đặc biệt, đánh thức tâm thức quần chúng, được phân biệt bởi ý chí kiên cường. Đó là trường hợp những vị Bồ Tát tái sinh nhằm làm gương cho nhân loại, truyền cảm hứng sống...
Tóm lại, chúng ta không thể nhìn vào vẻ ngoài hay hoàn cảnh của một người mà phán xét về mức độ tiến hóa của họ. Hơn nữa, phần đi vào luân hồi chỉ là một phần thấp kém, chưa hoàn thiện của con người, còn xét về bản thể, về linh hồn, ai cũng đều thiêng liêng như nhau. Do đó Chân Sư khuyên chúng ta hãy sống như những linh hồn, và xem những người khác cũng như vậy (như những vị Phật sẽ thành) để nhắc nhở và phát triển thiên tính, Phật tính bên trong chính chúng ta và trong họ.
Hôm trước mình có buổi trò chuyện với Ruby Ngọc Minh, bạn host kênh Radio Triết Học Đường Phố của các bạn trẻ, về thời đại Bảo Bình, hành trình của linh hồn...
Chân thành cảm ơn Thầy rất nhiều đã giảng dạy lớp chúng em, cho chúng em được mở mang tâm trí, biết được minh triết vũ trụ, vô tự thiên thư để sống thuận với đạo lý, để hạnh phúc hơn và phụng sự, tu dưỡng ngày càng tinh tấn trên con đường tinh thần.
Về tư duy, học Dịch Lý giúp em hiểu được lý tương đối của cuộc đời, mọi thứ đều tương đối, khi xem xét từ các phạm vi, góc độ khác nhau ta sẽ có những diễn giải khác nhau. Mọi thứ đều có hai mặt nhị nguyên, âm dương đối đãi, mà chính điều này cũng mang tính tương đối, trong một hoàn cảnh cụ thể, giới hạn, mà luân chuyển, thay đổi cho nhau. Chúng ta cần tu dưỡng hướng đến phần tích cực, tốt đẹp của nhị nguyên đó, thì lúc ấy quẻ đẹp mới thực sự ứng với mình, hoặc cho dù gặp quẻ xấu thì cũng sẽ ứng ngược lại, với quẻ đối đãi của nó.
Về cảm xúc, hiểu lẽ Biến Dịch, em trân trọng lý vô thường của cuộc sống để từ đó bớt dính mắc, bám chấp và cảm tính mà thanh thản, bình an, tự tại hơn. Em nhớ lời Thầy dạy về việc giữ mình (tịnh khẩu, nhẫn nhịn) trong những thời vận khó khăn, mất mát. Mất vật chất là cái mất ít tổn thất nhất. Và nhất quyết phải giữ được niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống, giữ vững những giá trị cao đẹp của bản thân, “đã mất thì không được mất thêm”.
Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày: Trước những quyết định quan trọng hay những tình huống lựa chọn khó khăn, hay muốn xác nhận về một việc gì đó từ góc nhìn của Thiên Ý, em sẽ tĩnh lại, khấn nguyện rồi bốc quẻ, tham khảo lời khuyên minh triết từ Dịch. Từ đó em có thêm dữ liệu để tự tin ra những quyết định chất lượng.
Em thấy thật kỳ diệu khi nghe Thầy giảng về Tượng nào Lý đó – Tương quan – Tương hợp – Tương ứng. Mọi thứ đều liên quan và kết nối với nhau trong một huyền nhiệm diệu kỳ của tự nhiên. Từ đó, em chú ý hơn những tượng lý trong cuộc sống của chính mình, các bức tranh, các vật dụng, nhà cửa. Không chỉ nuôi dưỡng nội tâm, em cũng đã biết chú ý hơn đến mọi thứ bên ngoài, bởi sắp xếp mọi thứ gọn gàng bên ngoài, sạch sẽ, ngăn nắp chỉnh chu, chú ý cách mình đi đứng, nói năng, ăn uống cũng sẽ giúp cho mình suy nghĩ rõ ràng, thông suốt và hưởng được, ứng được cái lý của tượng dịch đó.
Em nhận thấy Kinh Dịch quả thật là một công cụ rất uyên áo và quyền năng khi chúng ta thực sự thành tâm. Tuy nhiên, Kinh Dịch chỉ nên được sử dụng cho những mục đích tốt lành, cao đẹp và cũng không nên quá lạm dụng để rèn luyện tư duy độc lập tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm. “Tận nhân lực, tri thiên mệnh” hay “Tri thiên mệnh rồi mới tận nhân lực”? Em nghĩ mình sẽ linh hoạt, ứng biến tùy hoàn cảnh cụ thể, nhưng sẽ cố gắng kết hợp cả hai, học hỏi lẽ Dịch và luôn nỗ lực hết mình.
Thông thường mọi người cho rằng những gì may mắn, thuận lợi cho cuộc sống thì
được xem là phúc, phước lành; và ngược lại, những gì mang lại bất lợi, xui rủi, đau
khổ, hiểm nạn, tai ương, được gọi là họa.
Như vậy, có vẻ như người đời xem họa và phúc như những thứ bên ngoài, những
hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài bản thân (Duyên). Họa tương ứng với Nghịch Duyên
và Phúc tương ứng với Thuận Duyên.
Trong khi đó, với mình, điều quan trọng cốt lõi
nhiều hơn nằm ở Nhân, hay là nội lực, mức độ nhận thức của bản thân.
Nếu Nhân là trí tuệ, đạo đức, nghị lực vững vàng, mạnh mẽ, thì mọi thứ đến với
mình đều có thể là phước lành. May mắn thuận lợi giúp mình phát huy, tận dụng thời
thế, nguồn lực để thành công và phụng sự tốt hơn. Còn khó khăn, nghịch cảnh cho
mình những bài học trải nghiệm quý giá, minh triết rút ra từ đó, trui rèn nghị lực, tính
nhẫn nại, bền bỉ kiên trì và sự khiêm tốn.
Nhìn mọi sự bằng nguyên lý Âm Dương, mọi thứ đều mang tính tương đối, phúc hay
họa, họa hay phúc còn phụ thuộc vào góc nhìn của chúng ta là của phàm ngã hay
của linh hồn, cũng như xét trong phạm vi không gian, thời gian cụ thể nào. Cổ nhân
nói “Trong Họa có Phúc, trong Phúc có Họa”. Dịch lý nói về tính động, hay tính luôn
biến đổi của vạn vật. Thật vậy, nhiều khi khổ đau nghịch cảnh lại trở thành động lực
thúc đẩy, nung nấu ý chí vươn lên và thành công mai sau. Lúc này, nghịch duyên
ban đầu lại là thuận duyên về sau, hay trong một góc nhìn dài rộng hơn. Và ngược
lại, những may mắn thuận lợi đôi khi lại khiến con người lười biếng, nuông chiều
bản thân hay tự cao ngạo mạn mà chuốc lấy thất bại về sau. Tất cả phụ thuộc vào
sự tiến hóa của tâm thức một người.
Xét về góc độ bản đồ sao trong chiêm tinh học, lá số sinh hay vận hạn có nhiều
những tổ hợp góc chiếu đẹp, các hành tinh ở những vị trí đắc địa, miếu vượng... có
thể được xem như có nhiều may mắn, phúc lành, tài năng, thuận lợi... Phúc lành đó
nếu được đi kèm với một tâm thức tiến hóa ở cấp độ cao (trưởng thành, nội lực
mạnh mẽ, tâm sáng và hướng thượng, hướng thiện), sẽ như hổ mọc cánh, thật là
tốt đẹp biết bao cho chính bản thân họ và cho xã hội.
Ngược lại, lá số sinh hay vận hạn của một người có nhiều những góc chiếu “cứng”,
xung khắc, đối nghịch thường báo trước một cuộc đời với nhiều mâu thuẫn nội tâm,
thường gặp những hoàn cảnh bất lợi nhưng ông trời cũng phú cho họ nghị lực mạnh
mẽ, cứng rắn để đối mặt với những điều đó, để chuyển hóa nội tâm.
Trong chiêm tinh, Phúc hay liên hệ với Jupiter - Mộc Tinh và Venus - Kim Tinh hai
ngôi sao may mắn, còn Họa hay được liên hệ với Saturn - Thổ Tinh, hành tinh của
nghiệp quả, nghịch cảnh, ông Thầy già khắc khổ.
Ở một góc độ nào đó, có thể nói Phúc giúp chúng ta có thêm niềm tin, tận dụng thời
vận tốt, phát huy sở trường; còn Họa như là cảnh báo hay khủng hoảng, buộc
chúng ta phải thay đổi, phải chuyển hóa. Cả hai đều hữu ích cho sự
trưởng thành của chúng ta. Chuyển hóa tâm thức là phương cách để thoát khỏi khổ đau, chuyển Họa thành Phúc.
Hôm trước sau buổi chia sẻ đầu tiên đến cộng đồng, tụi mình có nhận được câu hỏi qua tin nhắn từ một bạn: "Trường Morya Federation ở đâu và trường dạy những gì, và ai là người học, sau khi học sẽ làm gì ạ?"
- Trường Morya dạy những gì? Mình có thể khám phá các trang web mà em đã để link ở trên. Việc học tập ở trường nội môn giống như việc cam kết bước vào đường đạo, tu dưỡng nội tâm, con đường thực hành phát triển tinh thần với 3 trụ cột chính (1) Học Tập nghiên cứu minh triết – (2) Tham Thiền để thanh luyện tâm trí, mở rộng tâm thức, phát triển trực giác, tiếp nhận năng lượng bác ái và minh triết từ sự kết nối với cội nguồn Bản Thể Thiêng Liêng và các Đấng Cao Cả – (3) Phụng Sự, ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống qua công việc phục vụ xã hội. Ba trụ cột này không tách rời mà cùng tương tác, hỗ trợ nhau.
Trường hiện có 2 khóa dự bị sơ cấp và trung cấp (MQ và GQ) và khóa đào tạo chính thức - cao cấp (QU). Thời gian hay số năm học chỉ là đề xuất, trên thực tế, học viên thường học lâu hơn tùy vào nhịp độ của mình. Bên cạnh nội dung tham thiền và phụng sự mà các học viên vẫn thực hiện xuyên suốt thì mảng nghiên cứu sẽ tập trung ở từng cấp có chút khác biệt và đều được lấy từ tài liệu chính là bộ sách của Chân Sư D.K qua Alice Bailey:
-Khóa Meditation Quest - Thiền cơ bản (1 năm) tập trung vào các bài thiền để chỉnh hợp các thể, thanh luyện và lập hạnh (character building)
- Khóa Great Quest (1 năm): Khoa học 7 Cung - Tâm lý học nội môn nhập môn
- Khóa học chính thức tại Morya - Khóa Quest Universal, gồm 5 cấp độ. Việc học QU tương đương với học ở một trường đại học, với nhiều bộ môn khác nhau tùy các cấp độ. Các môn có thể kể ra: lịch sử nhân loại, các giai đoạn trên đường đạo, tâm lý học nội môn, chiêm tinh học nội môn, khoa học về phụng sự, các cõi giới trong tự nhiên, các dạng ảo cảm trên đường đạo, trị liệu huyền môn, các quy luật tâm thức, huyền thuật (chánh thuật - white magic)...
- Ai là người học? Tất cả những ai thu hút bởi giáo lý tinh thần và một chương trình toàn diện về Tham Thiền, Nghiên Cứu và Phụng sự bí truyền đều được chào đón. Trường hiện có các giảng viên và sinh viên đại diện cho hơn 25 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Đông Nam Á, Úc và New Zealand. Chương trình tiếng Việt hiện tại của trường vẫn đang được xây dựng, đến nay đã hoàn thành cấp độ 2 của Quest Universal.
- Sau khi học xong sẽ làm gì? Việc học ở trường nội môn không phải là đào tạo một kỹ năng để làm nghề hay kiếm sống, mà nó là sự tự rèn luyện, tu dưỡng nội tâm, vun bồi nội lực. Do đó nó là một công việc dài lâu, kiên trì bền bỉ suốt cả đời, suốt nhiều kiếp sống. Xin trích ở đây câu nói từ trường Morya: "Mục tiêu của chúng tôi là giúp tạo ra những người phụng sự nhân loại được soi sáng bởi linh hồn — những người phụng sự được truyền cảm hứng từ tình thương, ý chí tinh thần và trí tuệ tâm linh — những người có thể hợp tác trong việc thiết lập nền văn hóa và nền văn minh mới của Thời đại Bảo Bình được mong đợi từ lâu."
Note ngắn gọn những ý kiến đã thảo luận về các phương thức, thực tập để hỗ trợ người khác cũng như chính bản thân chúng ta khi gặp khổ đau vào buổi sinh hoạt cuối cùng với nhóm Conscious Citizens, tối 14.04.2022.
1. Lắng nghe một cách chân thành để hiểu người, chú tâm, thực sự "hiện diện", không phán xét.
2. Hiểu mình và làm việc với bản thân mình (mối quan hệ với chính mình).
3. Thành thật với cảm xúc của mình và nói ra những cảm xúc, yêu cầu thật của mình.
Biết ơn và xúc động. Chuyến đi như thông điệp của vũ trụ nhắc mình thực hành chánh niệm tỉnh thức trong cuộc sống cũng như quay về nương tựa hải đảo tự thân. Khi tự mình đủ đầy, bình an, nội lực mạnh mẽ thì có đủ sáng suốt để sống và hạnh phúc.
Mình thích câu chủ đề của một workshop "Ngồi yên vững chãi, chuyện gì cũng qua".
Mình học được rằng truyền thông là cốt lõi cho mối quan hệ lành mạnh. Và để giải quyết bế tắc của truyền thông, trước hết mình phải truyền thông - kết nối tốt với chính mình, hiểu chính mình. Mình được ôn lại về phương pháp Làm Mới.
Cảm xúc khi viết lời phát nguyện và đốt nó trong đám lửa thật thiêng liêng. Mình thích cảm giác đi chân trần chạm đất khi thiền hành mỗi sáng. Các bữa ăn chay thật ngon và đầy năng lượng sức sống. Mình cũng nhận được một quẻ Kiều và thấy thật linh ứng.
Mình ngưỡng mộ các Thầy Cô, mình thích các bài thiền ca. Mình được truyền cảm hứng từ năng lượng bình an, tươi mát và vững chãi từ các Thầy Cô, như một tập thể, như một dòng sông.
Mình cũng học được nhiều điều từ những chia sẻ của các doanh nhân vào ngày cuối. Mình đặc biệt thấy hân hạnh và rất vui khi được kết nối với Cô Kim Sơn vào ngày cuối.